Học theo kiểu đối phó là một cách học không đúng đắn, và tất nhiên, người chịu ảnh hưởng lớn nhất, phải gánh chịu nhiều hậu quả nhất chính là bản thân mỗi học sinh, sinh viên. Khi các em càng lạm dụng cách học này, càng học theo kiểu đối phó, thì càng phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những tai hại mà nó gây ra. Dưới đây là 3 tác hại khôn lường khi sinh viên học theo kiểu đối phó:
>> Lười học và những tác hại mà sinh viên phải đối mặt
1. Điểm kém khi học theo kiểu đối phó
Tác hại dễ thấy nhất khi sinh viên học theo kiểu đối phó, đó chính là các em sẽ bị điểm kém. Tại mình đâu có học đàng hoàng, không chăm chỉ, không nỗ lực học tập, thì chỉ có thể đối phó tạm thời trong một số trường hợp đơn giản thôi, chứ tới lúc làm bài kiểm tra, bài thi, không có kiến thức trong đầu thì làm sao mà đối phó được nữa. Hậu quả là sinh viên sẽ bị điểm kém, có kết quả học tập không tốt, chính điều này còn kéo theo những kết cuộc không mong muốn khác, đó là cảm thấy tự ti, mặc cảm với bạn bè xung quanh, và tất nhiên khi phụ huynh biết rằng các em bị điểm kém, thì sẽ trách mắng, trách phạt. Nếu không muốn phải đối mặt với những viễn cảnh tồi tệ ấy, thì các em cần thay đổi ngay từ hôm nay, học hành đàng hoàng hơn, đừng học theo kiểu đối phó nữa.
2. Bị rớt môn khi sinh viên học theo kiểu đối phó
Điểm kém chỉ là tác hại cấp độ 1 của việc học theo kiểu đối phó, khi lên một level cao hơn, đó chính là trường hợp sinh viên bị rớt môn, không đủ điểm để qua môn đó và bắt buộc phải học lại từ đầu toàn bộ các buổi học, làm lại toàn bộ các bài kiểm tra, bài thi, sao cho đạt đủ điểm theo quy định thì mới được qua môn.
Còn một khi chưa học lại, hoặc học lại nhưng vẫn không đủ điểm, thì sinh viên sẽ bị xem là nợ môn, và khi còn nợ bất kỳ môn nào trong chương trình đại học, thì các em sẽ không đủ điều kiện để được xét tốt nghiệp ra trường, sẽ bị mắc kẹt lại, mất thời gian ở lại trường học thêm cho xong thì mới được tốt nghiệp. Tự dưng các bạn đồng trang lứa ra trường đi làm hết rồi, mà mình phải ngồi học lại để trả nợ môn, tới khi mình tốt nghiệp ra trường, thì bạn bè cũng đã có 1 năm kinh nghiệm làm việc rồi, tức là khởi đầu/xuất phát điểm của mình bị chậm hơn, bất lợi hơn so với các bạn khác, chỉ vì bản thân không nhận thức được những tác hại khôn lường của việc học theo kiểu đối phó.
>> Điểm D ở đại học có bị tính là rớt môn không?
3. Không vững kiến thức chuyên ngành, bất lợi khi xin việc
Không chỉ dừng lại ở những tác hại về chuyện điểm kém, rớt môn, nợ môn, tốt nghiệp trễ, mà khi sinh viên lạm dụng học theo kiểu đối phó, thì chính bản thân các em sẽ phải đối mặt với tác hại khôn lường, đó là mình không vững kiến thức chuyên ngành, ra trường xin việc mà cứ mơ hồ về kiến thức, không vững chuyên môn, thì đó là một bất lợi lớn khi xin việc, nhất là đối với sinh viên mới ra trường.
Khi mới ra trường, các em chưa có kinh nghiệm làm việc, thì lúc đó, nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ quan tâm tới kiến thức chuyên ngành, xem quá trình học đại học các em có nỗ lực, cố gắng học tốt không, có vững kiến thức chưa, nếu học theo kiểu đối phó thì làm sao vững kiến thức được, khi phỏng vấn được hỏi các câu về chuyên môn mà không trả lời được, ấp úng, mơ hồ hoặc trả lời sai lệch, lạc đề, thì làm sao tìm được việc làm, khả năng cao rằng sẽ bị thất nghiệp, hoặc phải chấp nhận làm những công việc với lương khởi điểm rất thấp vì mình đâu có vững kiến thức.
Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được 3 tác hại khôn lường khi học theo kiểu đối phó, hãy lưu ý tránh để bản thân rơi vào những trường hợp không mong muốn ấy, hãy thay đổi để tốt hơn cho bản thân, cho tương lai của chính mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Bị nhiều điểm C có sao không, làm sao để kéo lên?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.