Có bao giờ bạn đặt ra cho mình nhiều mục tiêu, cũng nỗ lực để theo đuổi chúng, nhưng cuối cùng lại vẫn còn dang dở, chưa chạm tay được tới chúng, chưa hoàn thành được mục tiêu như mong đợi không? Đó có thể vì bạn đặt mục tiêu quá sức, không khả thi, nhưng cũng có thể do bạn chưa biết cách quản lý tiến độ để bám sát & tăng khả năng đạt được mục tiêu. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu cách dùng Weekdone để quản lý tiến độ mục tiêu nhé!
Tầm quan trọng của việc quản lý tiến độ mục tiêu
Để tăng khả năng đạt được mục tiêu đã đặt ra, thì bạn cần phải quản lý tiến độ, phải biết rằng hiện tại mình đang đạt được bao nhiêu %, và mức thông thường theo đúng tiến độ nó phải là bao nhiêu %, sau đó so sánh để xem mình đang đi đúng tiến độ, vượt tiến độ hay đang trễ tiến độ, nếu trễ tiến độ thì trễ nhiều hay trễ ít, để còn biết đường đưa ra phương án & có các nỗ lực phù hợp để tăng tốc, đưa bản thân mình đạt được tiến độ cần có.
Chẳng hạn như hiện tại đáng lẽ phải đạt tiến độ 40% cho mục tiêu đó rồi, nhưng thực tế bạn lại chỉ đang ở mức có 30%, thì đang bị trễ tiến độ rồi, phải ráng phấn đấu hơn, nỗ lực hơn để đẩy nhanh tiến độ cho kịp mục tiêu, chứ khi bạn không biết gì hết, không quản lý tiến độ, không biết mình đang nhanh hay chậm tiến độ, thì khả năng cao rằng chuyện mông lung đó sẽ khiến bạn phải đối mặt với kết quả không như mong đợi, cứ nhắm mắt, lao vào làm việc này việc kia, nhưng cuối cùng lại chẳng đạt được mục tiêu. Nếu không muốn rơi vào viễn cảnh tồi tệ ấy, thì bạn nên tập cách quản lý tiến độ mục tiêu, việc đó có thể đơn giản hơn nếu bạn sử dụng các công cụ trợ giúp, chẳng hạn như là Weekdone.
Weekdone là gì, có các tính năng gì & tiện lợi thế nào?
Weekdone là một công cụ giúp bạn quản lý mục tiêu để tăng khả năng đạt được mục tiêu mình đã đặt ra, bằng cách phân chia mục tiêu thành nhiều thành phần, thành từng tiêu chí cụ thể để kiểm soát chi tiết và theo dõi từng ngày, và đương nhiên khi dùng công cụ hỗ trợ thì bạn sẽ bám sát mục tiêu hơn, tăng khả năng đạt được những gì mình đã đặt ra, mình đang theo đuổi, nhất là khi bạn đang có nhiều mục tiêu cùng lúc.
Về tính năng thì Weekdone sẽ giúp bạn biết được rằng trong quý này mình đặt ra những mục tiêu nào, tiến độ thực hiện từng mục tiêu ra sao, và tiến độ tổng chung cho tất cả mục tiêu đang là bao nhiêu %, có thể nhìn vào một cách trực quan ngay lập tức, dễ quan sát, dễ thống kê và nắm được tiến độ hiện tại. Tiếp theo, nó sẽ có tính năng phân chia mỗi mục tiêu thành từng thành phần nhỏ, khi mình bám sát các thành phần đó thì sẽ giúp tăng khả năng đạt được mục tiêu, và bạn có thể phân chia trọng số cho từng thành phần, những điều gì quan trọng hơn, tác động nhiều hơn tới mục tiêu thì hãy để trọng số cao hơn.
Ngoài ra, Weekdone cũng tiện lợi trong việc giúp bạn biết rằng mỗi ngày mình nên làm gì, cần làm gì trong từng mục tiêu để giúp mình bám sát và tăng khả năng đạt được các mục tiêu đã đặt ra, tránh việc rơi vào trạng thái mông lung, không biết nên làm gì, làm cái này trước hay cái kia trước, hoặc nên phân bổ thời gian ưu tiên cho những việc gì hơn…
>> Cách chia nhỏ mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành
Cách dùng Weekdone để quản lý tiến độ mục tiêu
Về cách dùng Weekdone thì cũng đơn giản chứ không có gì quá phức tạp, những người mới bắt đầu cũng hoàn toàn có thể tự tạo tài khoản, set up các mục tiêu theo dạng OKR, rồi theo dõi tiến độ mỗi ngày để quản lý và bám sát những mục tiêu của mình.
- Đầu tiên, bạn cần vào website của Weekdone, có thể tự tạo tài khoản mới hoặc đăng nhập thẳng qua gmail luôn.
- Sau đó, bạn nhìn bên góc trái màn hình sẽ có phần “Quaterly Objectives”, nhấn vào đó sẽ ra giao diện chính để quản lý tiến độ mục tiêu theo từng quý.
- Lúc này sẽ chưa có thông tin gì do mình chưa khởi tạo các mục tiêu, bạn cần thêm vào tầm 3-5 mục tiêu quan trọng nhất mà mình muốn theo đuổi & đạt được trong quý này, đó được gọi là các Objectives, lưu ý không nên chọn quá nhiều vì sẽ khiến bạn bị rối, không thể phân bổ đủ nguồn lực và thời gian để theo đuổi, mà chỉ nên giới hạn tầm 3-5 Objectives cho mỗi quý thôi.
- Khi đã có được các Objectives rồi, thì tiếp theo bạn cần phải thêm vào tầm 3-5 Key results (KR) cho từng mục tiêu ấy, đó là những mục tiêu nhỏ/kết quả quan trọng mà bạn cần đạt được, cần follow để tăng khả năng đạt được Objectives mà mình đã đặt ra, hãy cân nhắc kỹ và chọn những Key rerults liên quan nhất.
- Sau đó, hãy gán trọng số cho từng KR, cái nào quan trọng hơn thì bạn có thể chọn x2, x3, hoặc kém quan trọng hơn thì bạn có thể /2, /3.
- Tiếp theo, đừng quên gán số lượng cụ thể cho từng KR của bạn để bộ đếm tiến độ của Weekdone sẽ hoạt động chính xác nhất, chẳng hạn như KR của bạn là hoàn thành 20 đề thi thử TOEIC thì set số lượng là 20, hoặc tham gia 15 buổi học kiến thức chuyên ngành thì số lượng sẽ là 15.
- Sau đó, bạn chỉ cần vào check và cập nhật tiến độ mỗi ngày cho từng KR của mình, thì tự khắc nó sẽ đồng bộ lên để bạn xem tổng quan tiến độ từng Objectives của mình đang ở đâu, có đang đúng/hay vượt tiến độ/hay chậm tiến độ, để bạn còn kịp thời có phương án khắc phục, cứ mỗi ngày đều vào cập nhật và check như thế thì bạn sẽ luôn theo sát được mục tiêu, biết mình nên làm gì, cần chú trọng hơn vào điều gì, tránh trường hợp mơ hồ làm này làm kia lung tung mà cuối cùng vẫn không vào trọng tâm, không giúp mình đạt được tiến độ mục tiêu.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tiến độ mục tiêu, nắm được cách dùng Weekdone một cách cơ bản để áp dụng trong cả công việc lẫn các mục tiêu khác trong cuộc sống, để bạn ngày càng phát triển bản thân hơn, hoàn thành tốt công việc của mình hơn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Cách lập mục tiêu S.M.A.R.T giúp sinh viên học tốt
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.