Câu điều kiện IF là cấu trúc ngữ pháp cực kỳ quen thuộc & phổ biến trong Tiếng Anh, đa số chúng ta đã được tiếp xúc, được học nó từ hồi cấp 2 rồi. Tuy nhiên, khi lâu ngày không sử dụng, không ứng dụng thì bạn sẽ dễ bị quên, dễ bị nhầm lẫn, nhất là với các trường hợp ngoại lệ đặc biệt của câu điều kiện IF. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời ôn lại chủ điểm ngữ pháp này, thông qua công thức & cách phân biệt 3 loại câu điều kiện IF trong Tiếng Anh nhé!
>> Ngữ pháp Tiếng Anh – Các vị trí thường gặp của danh từ
1. Tổng quan về câu điều kiện IF trong Tiếng Anh
IF là NẾU, câu điều kiện IF là các trường hợp giả sử, giả định, giá như, giống như kiểu nếu… thì… trong Tiếng Việt. Tương ứng với cấu trúc Nếu – Thì, câu điều kiện IF trong Tiếng Anh sẽ bao gồm 2 mệnh đề, là mệnh đề điều kiện IF (If clause) và mệnh đề chính (main clause):
- Nếu bạn đi học đầy đủ (if clause), thì bạn sẽ được điểm cao (main clause)
- Nếu tôi là bạn (if clause), thì tôi sẽ không đi học bằng xe buýt (main clause)
Câu điều kiện IF trong Tiếng Anh thường sẽ có 3 loại chính, được gọi với tên quen thuộc là If loại 1, If loại 2, If loại 3, tương ứng với mỗi loại sẽ có công thức (cấu trúc) tương quan cụ thể giữa if clause và main clause. Khi giao tiếp hoặc khi làm bài test, bạn chỉ cần đảm bảo tương quan đúng cấu trúc giữa 2 mệnh đề này là được, từ mệnh đề này có thể suy ra được cấu trúc đúng của mệnh đề kia một cách dễ dàng khi bạn đã thuộc công thức. Cụ thể hơn về công thức và cách phân biệt 3 loại câu điều kiện IF trong Tiếng Anh, chúng ta sẽ tìm hiểu trong các phần tiếp theo.
2. Công thức câu điều kiện IF loại 1
Câu điều kiện IF loại 1 dùng để diễn tả một điều chưa xảy ra, nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai gần, chẳng hạn như nếu Lan học chăm chỉ thì cô ấy có thể được điểm cao / nếu họ có nhiều tiền thì họ sẽ đi du lịch Thái Lan / nếu mọi việc tốt đẹp thì tôi sẽ khởi nghiệp / nếu kế hoạch được duyệt thì nó sẽ mang lại nhiều doanh thu cho công ty / nếu trời mưa thì hãy đóng cửa sổ lại. Những điều trên khi được dùng với cấu trúc IF loại 1 thì người nghe sẽ hiểu rằng các điều đó có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai, nếu thoả mãn được điều kiện được nêu ra trong câu.
Công thức IF loại 1: If + S1 + V1/s/es, S2 + will/can/may + V1
- Với IF loại 1 thì If clause chia theo thì hiện tại đơn, main clause có will/can/may đi với động từ nguyên mẫu;
- Trong trường hợp đặc biệt IF loại 0 thì cả If clause và main clause đều chia thì hiện tại đơn;
- Trong trường hợp main clause dùng Please, thì chỉ cần có Please + V1.
Ví dụ về câu điều kiện IF loại 1:
- If Lan studies hard, she can get good grades.
- If they have a lot of money they will travel to Thailand.
- If everything is good I will start a business. (động từ to be)
- If the plan is approved, it will bring a lot of revenue to the company. (bị động)
- If it rains, please close the windows. (please)
>> Luyện giải đề nhiều có giúp thi TOEIC điểm cao hơn không?
3. Công thức câu điều kiện IF loại 2 trong Tiếng Anh
Câu điều kiện IF loại 2 được dùng theo kiểu giả sử, cho một việc không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai, chẳng hạn như nếu Nam học chăm chỉ thì anh ấy đã không bị điểm kém / nếu tôi là bạn thì tôi có thể tới sớm hơn / nếu căn phòng này lớn hơn thì đã đủ chỗ cho 4 người. Những điều trên khi được dùng với IF loại 2, thì bạn chỉ cần hiểm nôm na rằng những điều này chỉ là giá như, giả sử, chứ thực tế không thể nào xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Công thức IF loại 2: If + S1 + V2/ed, S2 + would/could/might + V1
- Với IF loại 2 thì If clause chia theo thì quá khứ đơn, main clause có would/could/might đi với V nguyên mẫu;
- Trong trường hợp dùng động từ to be, thì IF loại 2 chỉ dùng were, chứ không dùng was.
Ví dụ về câu điều kiện IF loại 2:
- If Nam studied hard, he wouldn’t get bad grades. (phủ định)
- If I were you, I could come earlier. (were)
- If this room were larger, it would be enough for 4 people. (were)
4. Công thức & cách phân biệt câu điều kiện IF loại 3
Câu điều kiện IF loại 3 được dùng để diễn tả 1 hành động, sự việc không có thật trong quá khứ, chẳng hạn như nếu trái banh không được đặt ở đó thì Lan đã không bị vấp té (nhưng thật ra trái banh đã ở đó và Lan đã bị té rồi) / nếu tôi làm nhóm trưởng thì kết quả teamwork đã có thể tốt hơn (nhưng thực tế thì người khác làm nhóm trưởng và kết quả teamwork đã tệ rồi). Khi người nói dùng công thức IF loại 3, thì bạn chỉ cần hiểu rằng người ta đang trách móc, nuối tiếc về những điều đã không thể xảy ra trong quá khứ.
Công thức IF loại 3: If + S1 + had + V3/ed, S2 + would/could/might + have + V3/ed
- Với IF loại 3 thì If clause chia theo thì quá khứ hoàn thành, main clause có would/could/might + have + V3/ed;
- Trong trường hợp đặc biệt IF hỗn hợp thì If clause chia thì quá khứ hoàn thành, main clause giống If loại 2, là would/could/might đi với V nguyên mẫu.
Ví dụ về câu điều kiện IF loại 3:
- If I had been the team leader, the teamwork results would have been better.
- If the ball hadn’t been placed there, Lan wouldn’t have fallen. (bị động + phủ định)
>> Phản xạ chậm khi giao tiếp Tiếng Anh thì phải làm sao?
5. Unless và đảo ngữ của các loại câu điều kiện IF
Thay vì dùng If … not, thì có một cách sử dụng phổ biến hơn và ngắn gọn hơn, đó chính là Unless (có nghĩa là nếu không), chẳng hạn như Unless I study hard, I will have bad marks (nếu tôi không học hành chăm chỉ, thì tôi sẽ bị điểm kém). Unless được dùng thoải mái trong tất cả các loại câu điều kiện, để đảm bảo mình sử dụng nó một cách, thì bạn cần lưu ý kỹ tương quan ngữ nghĩa giữa if clause và main clause.
Một cách dùng khác cũng khá phổ biến để nhấn mạnh ý và rút gọn câu điều kiện IF chính là đảo ngữ, với công thức lần lượt như sau:
- If loại 1: Dùng Should – If Lan studies hard, she can get good grades -> Should Lan study hard,…
- If loại 2: Dùng Were – If I were you, I could come earlier -> Were I you,… / If Nam studied hard, he wouldn’t get bad grades -> Were Nam to study hard,…
- If loại 3: Dùng Had – If I had been the team leader, the teamwork results would have been better -> Had I been the team leader,…
Thật ra, công thức & cách phân biệt các loại câu điều kiện IF là một chủ điểm ngữ pháp không quá khó, nếu bạn thường xuyên thực hành và giải nhiều bài tập thì bạn sẽ quen thuộc và thấy nó cũng bình thường, kể cả phần đảo ngữ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn học tốt!
>> 9 thì phổ biến trong Tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.