Những ngày qua có khá nhiều bạn tân sinh viên hỏi anh rằng làm sao để học tốt môn toán, học sao cho hiệu quả, nhất là với các bạn đã từng ám ảnh với môn này ở cấp 2, cấp 3. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu cách học tốt môn toán cho sinh viên đại học nhé!
Hầu như ngành nào cũng phải học môn toán
Ở đại học cho dù các em học bất kỳ ngành nào thì cũng có thể sẽ phải đối mặt với môn toán. Chẳng hạn như hồi xưa anh học ngành Marketing, mình nghĩ là chắc sẽ chỉ học các môn liên quan tới marketing như quảng cáo, truyền thông, PR, tâm lý khách hàng, tâm lý người tiêu dùng này kia để mình có thể tạo nhận diện thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Thế nhưng bên cạnh các môn chuyên ngành đó thì anh vẫn cần phải học thêm một số môn toán, thậm chí là những môn không liên quan gì tới chuyên ngành của mình, chẳng hạn như là toán cao cấp, xác suất thống kê, nguyên lý kế toán. Hầu như học xong thì sau này ra trường cũng không ứng dụng hoặc nếu có thì cũng áp dụng rất ít, nó không liên quan tới ngành Marketing của anh, nhưng mình vẫn phải đối diện và cố gắng học tốt những môn đó để kéo điểm trung bình tích lũy của mình lên cao, thì mới tăng cơ hội để tốt nghiệp đại học loại giỏi được.
Chứ bây giờ nếu mình thấy môn tính toán khó quá, mình bị yếu về cái phần tính toán, rồi mình buông xuôi, bỏ qua luôn để bị điểm kém môn đó, thì như vậy vô tình nó sẽ kéo điểm trung bình tích lũy của mình đi xuống và khiến sinh viên khó khăn hơn trong việc đạt được mục tiêu tốt nghiệp đại học loại giỏi như mình đã đặt từ ban đầu. Chính vì vậy, sinh viên cần cố gắng đối diện với nó. Vậy bây giờ làm thế nào để sinh viên học tốt những môn tính toán ở đại học?
Cách học tốt môn toán cho sinh viên đại học
Đầu tiên, em vô lớp phải cố gắng tập trung nghe giảng, nhất là trong những lúc mà giảng viên nói về những định lý, nguyên lý hoặc những công thức trong môn học của mình, những cái ký hiệu này nọ kia, thì mình cố gắng nhớ những cái đó và hiểu được chúng. Rồi tới khi về nhà sau buổi học ngày hôm đó, cho dù giảng viên không giao bài tập về nhà, mình cũng phải chủ động lấy sách vở ra làm bài tập, làm hết những dạng bài mà nó liên quan tới phần kiến thức hoặc công thức đó, thì tự nhiên làm nhiều mình sẽ quen tay.
Thứ nhất là mình quen tay, biết được dạng bài tập đó mình sẽ áp dụng giải theo hướng nào, áp dụng công thức nào, rồi mình làm nhiều thì cũng sẽ tự nhiên ghi nhớ được kiến thức, nhớ công thức đó trong đầu luôn, để tránh việc là mình bị hoang mang, lẫn lộn, tại vì nếu em không thường xuyên giải bài tập, thì tới một lúc nào đó em sẽ thấy là sao tự nhiên môn này có nhiều công thức quá vậy, làm sao mình thuộc hết mấy công thức đó đây, rồi mình sẽ sợ bị tẩu hỏa nhập ma, nhầm lẫn những công thức này nọ với nhau, nhầm công thức A với công thức B chẳng hạn, thì như vậy các em sẽ bị rối loạn trong những nỗi sợ đó. Thay vì vậy thì bây giờ mình học tới đâu phải vững đó, phải nhớ, phải thực hành, làm bài tập tới đó luôn, thì như vậy các em sẽ nắm vững kiến thức và làm tốt được những môn tính toán.
Ngoài ra, có một lưu ý quan trọng là khi bước vô phòng thi hoặc làm bài kiểm tra, các em phải lưu ý đọc kỹ đề, ghi đúng công thức, thế đúng số hoặc những chỗ nào cần đổi đơn vị thì nhớ đổi, đồng thời, phải cẩn thận bấm máy tính sao cho chính xác, bạn nào chắc ăn hơn thì bấm 2 lần luôn cho nó chắc, tránh để trường hợp mình cũng có học bài, có cố gắng, biết công thức, nhưng vì ẩu, không chịu dò lại bài, bấm máy sai, thế số sai cái tự nhiên bị mất điểm sẽ rất đáng tiếc. Vì thế, sinh viên khi làm bài kiểm tra, bài thi ở môn toán cần đặc biệt lưu ý dò lại kỹ sau khi mình làm xong.
Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được cách học tốt môn toán ở đại học. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Giỏi toán học ngành gì, sau này làm công việc gì?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.