Có Nên So Sánh Bản Thân Với Người Khác Không?

Khi còn nhỏ, phụ huynh hay so sánh con mình với “con nhà người ta”, rồi khi đi học, vào lớp học cũng sẽ có bài kiểm tra, phân loại điểm số, xếp loại thứ hạng cuối năm. Sau này đi làm, các công ty cũng sẽ có tuyên dương nhân viên xuất sắc hàng tháng, nhân viên có đóng góp nhiều cho công ty theo quý, theo năm… Đó chính là những hình thức đánh giá, so sánh trực tiếp năng lực của mỗi người với những người khác mà bạn sẽ thường bắt gặp trong cuộc sống. Đối với thực trạng này, thì có một câu hỏi được đặt ra chính là “Có nên so sánh bản thân với người khác không?”.

>> Sinh viên nhút nhát, thiếu tự tin thì phải làm sao?

Mặt tích cực của việc so sánh bản thân với người khác

Bất kỳ điều gì cũng tồn tại 2 mặt, trước khi giải đáp câu hỏi có nên so sánh bản thân với người khác không, thì chúng ta cần điểm qua những mặt tích cực và tiêu cực của hành vi đó, để cân đo xem mình nên quyết định thế nào. Xét về mặt tích cực, thì việc so sánh bản thân với người khác sẽ giúp bạn có động lực để phấn đấu hơn, nâng cao năng lực bản thân, trở thành phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình. Chẳng hạn như khi đi học, trong cùng một lớp, những bạn học giỏi trong top của lớp thường sẽ hay nhìn nhau để phấn đấu, kỳ này điểm mình kém hơn thì kỳ sau cố gắng lội ngược dòng để gỡ gạc lại, đó chính là cách tạo động lực bằng việc so sánh bản thân với người khác. Hoặc khi đi làm, ai cũng muốn được tuyên dương nhân viên xuất sắc, nếu tháng này chưa đạt, thì bạn sẽ cố gắng phấn đấu hơn vào tháng sau, chứ đâu thể náo chấp nhận thua kém đồng nghiệp mãi được, nhất là khi cả 2 cùng làm chung vị trí công việc, không lẽ mình cứ mờ nhạt mãi.

Mặt tiêu cực khi so sánh, ganh đua một cách thái quá

Tuy nhiên, so sánh bản thân với người khác một cách thái quá cũng tồn tại những điểm tiêu cực. Đầu tiên, điều này có thể khiến bạn bị ám ảnh rằng bản thân mình tệ, năng lực yếu kém, mình có quá nhiều điểm yếu kém hơn người khác, chính điều đó sẽ gây nên stress, căng thẳng kéo dài, khiến bạn khó lòng tập trung để học tập và làm việc. Bằng chứng rõ nhất chính là việc ba mẹ hay so sánh con mình với con nhà người ta, cứ ngỡ rằng điều đó sẽ tạo động lực để các em phấn đấu, nhưng việc so sánh một cách thái quá sẽ khiến các em bị nản, bị stress và tự ti về bản thân.

Còn nếu việc so sánh bản thân với người khác không khiến bạn tự ti về bản thân, nhưng lại lao vào ganh đua với người khác một cách thái quá, bất chấp tất cả để đạt thành tích cao hơn người khác, thậm chí có những hành vi sai trái, gian lận để đạt được mục tiêu, để được gắn mác tài giỏi, thì điều này lại càng tai hại hơn, tiêu cực hơn.

>> Cách đối mặt và vượt qua những sai lầm trong quá khứ

Có nên so sánh bản thân với người khác không?

Sau khi điểm qua những mặt tích cực và tiêu cực của việc so sánh bản thân với người khác, thì chắc hẳn chính bạn đã tự có câu trả lời cho riêng mình. Nếu bạn không thích so sánh bản thân với người khác thì chẳng sao cả, đó là quyền tự do cá nhân của mỗi người, miễn sao bạn vẫn có những cách khác để giúp mình tạo động lực phấn đấu là được. Còn nếu bạn muốn ứng dụng điều này, thì hãy cứ so sánh một cách âm thầm để tạo động lực phấn đấu cho bản thân, chứ đừng ganh đua một cách bất chấp, và cũng đừng so sánh thái quá khiến mình tự ti về năng lực bản thân.

Ngoài ra, chính bạn cũng không nên chủ động so sánh những người xung quanh với nhau, vì biết đâu họ không thích bị đem ra so sánh, không có nhu cầu so sánh bản thân với người khác, tự dưng khi đó bạn lại trở nên kém duyên, khiến người khác bực bội. Tất nhiên, bạn cũng nên tránh việc tự so sánh mình với người khác để hạ bệ người khác, chứng tỏ rằng mình tài giỏi hơn họ, thông minh hơn họ, vì đó là một hành động thật sự kém duyên.

Thấy bản thân thua kém người khác thì phải làm sao?

Nếu sau khi so sánh mà thấy bản thân mình thua kém người khác, thì tất nhiên bạn cần phải ngay lập tức nhìn lại xem mình còn yếu chỗ nào, chưa tốt ở điểm nào, rồi lên kế hoạch để rèn luyện, trau dồi bản thân để mình dần hoàn thiện hơn. Tất nhiên, bạn cần một thời gian dài để học hỏi, rèn luyện, đó là một quá trình chứ không thể nào tự dưng giỏi lên ngay được, điều quan trọng là bạn phải đủ quyết tâm, kiên trì, đừng nản chí rồi bỏ cuộc giữa chừng nhé! Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng mình chỉ so sánh để tạo động lực, chứ không phải là cố gắng thay đổi để trở thành một người khác, để biến bản thân mình trở nên giống người khác, thành bản sao của người khác. Hãy giữ nguyên những nét đặt trưng riêng của mình, hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình nhé. Chúc bạn thành công!

>> Cách kỷ luật bản thân giúp bạn tăng khả năng thành công

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?