Deal lương là điều bình thường khi bạn ứng tuyển việc làm ở bất kỳ công ty nào, mặc dù trong mô tả công việc thường sẽ nêu sẵn khoảng lương cho vị trí bạn apply, nhưng để chốt xem cuối cùng bạn sẽ được offer mức lương nào, thì còn phụ thuộc vào chuyện deal lương trong buổi phỏng vấn. Liên quan tới chủ đề này, nhiều người lăn tăn rằng công ty hay ứng viên là người nắm quyền chốt lương? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Công ty không tiếc tiền trả lương, tại sao lại offer lương thấp?
Ứng viên dựa vào cơ sở nào để deal lương?
Khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyện deal lương, hoặc đây là lần đầu tiên bạn ứng tuyển việc làm, thì sẽ dễ rơi vào trạng thái ngại ngùng, không dám đòi hỏi, thậm chí còn không biết trả lời thế nào khi được hỏi rằng mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu? Đừng để viễn cảnh này xảy ra với bạn, vì thiếu tự tin, thiếu sự chuẩn bị như thế thì người thiệt thòi sẽ là bạn, lẽ ra mình cũng có quyền deal lương, thoả thuận mức lương, mà giờ lại nhường hết quyền quyết định cho công ty thì sao mà được, lỡ công ty đưa ra mức lương thấp hơn so với mong muốn và năng lực của bạn thì sao?
Ngược lại, bạn cũng không nên đưa ra đại 1 mức lương mà không giải thích được vì sao mình mong muốn mức lương đó, như thế thì cũng không đủ sức thuyết phục với nhà tuyển dụng và khả năng cao rằng sẽ fail khi deal lương. Vậy ứng viên cần dựa vào cơ sở nào để deal lương? Đầu tiên, tất nhiên để deal lương thành công thì mức lương ấy phải phù hợp với năng lực của bạn, với những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty khi làm việc, bạn càng giỏi, càng làm được việc, và chứng minh được khả năng của mình thì bạn càng tăng khả năng chốt được mức lương cao.
Tiếp theo, con số bạn đưa ra cũng cần phải hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung của ngành, của vị trí ứng tuyển, và cũng phải cân đối phù hợp với khoảng lương mà công ty đã gợi ý trong mô tả công việc, chứ nếu chênh lệch quá lớn thì sẽ khó mà deal được. Ngoài ra, một số ứng viên cũng dựa trên cơ sở mức lương ở công ty cũ, rồi nâng lên một tí khi deal lương ở công ty mới, điều này cũng hợp lý đối với bạn, vì ai cũng muốn thu nhập của mình tiến lên, chứ đâu muốn bị thụt lùi, tuy nhiên, bạn hãy để điều này trong đầu cho 1 mình mình biết thôi, không nên chia sẻ ra với nhà tuyển dụng khi deal lương, vì so sánh lương như thế sẽ hơi kỳ và cũng không đủ tính thuyết phục.
Công ty dựa vào đâu để cân đối mức lương phù hợp?
Bạn tính toán trên các cơ sở của riêng mình để chọn ra mức lương mong muốn và đề xuất với công ty, nhưng ở hướng ngược lại, công ty cũng có những yếu tố riêng của họ để cân đối mức lương sao cho phù hợp với ứng viên. Vậy công ty thường dựa vào đâu để cân đối mức lương phù hợp cho từng ứng viên?
Đầu tiên, đó chính là khoảng lương chung mà công ty có thể chi trả cho mỗi vị trí, con số này thường đã được cân nhắc kỹ từ trước, và sẽ hiếm khi công ty chịu chốt một mức lương cao hơn so với khoảng này, họ không nhất thiết phải tìm một người quá giỏi, quá toàn diện rồi trả lương cao hơn, mà đa số công ty chỉ cần tìm người có năng lực vừa vặn nhất với vị trí mà họ đang tuyển thôi, và đã đo ni đóng giày sẵn một khoảng lương phù hợp với các yêu cầu của công việc. Trong khoảng lương ấy, sẽ có người deal được mức trần, nhưng cũng có ứng viên chỉ được trả mức sàn, điểm khác biệt tiếp theo nằm ở năng lực của mỗi người, cách thể hiện và trả lời các câu hỏi phỏng vấn, những ai tạo được ấn tượng hơn, có nhiều điểm phù hợp với công việc hơn thì sẽ deal được mức lương cao hơn. Ngoài ra, tình hình tài chính của công ty cũng góp phần quyết định chính sách lương ở từng thời điểm, nếu công ty đang kinh doanh thuận lợi, phát đạt, thì tiền lương sẽ rủng rỉnh hơn, nếu đang rơi vào giai đoạn khó khăn, thiếu tài chính, thì mức lương offer cho nhân viên cũng bị giới hạn lại.
>> Thái độ, tác phong chuyên nghiệp có giúp bạn được trả lương cao?
Công ty hay ứng viên là người nắm quyền chốt lương?
Ứng viên có mong muốn riêng, công ty cũng có những cơ sở riêng, mỗi bên đều có những lập luận của riêng mình trong quá trình deal lương, đàm phán và chốt lương, nhưng khi đặt lên cán cân thì ai sẽ là người có quyền quyết định nhiều hơn, công ty hay ứng viên là người nắm quyền chốt mức lương final? Có nhiều quan điểm trái chiều xoay quanh điều này, và cũng có nhiều người cho rằng 50-50, đây là mối quan hệ win-win, nên đôi bên sẽ có quyền quyết định ngang nhau, ứng viên là người bán sức lao động, tạo ra giá trị cho công ty, công ty là người nhận giá trị và trả tiền lương sao cho tương xứng. Đó cũng là một quan điểm được nhiều sự ủng hộ, tuy nhiên, trong thực tế thì không phải lúc nào cán cân cũng cân bằng 50-50 như thế, nhiều trường hợp quyền chốt lương sẽ nghiêng về 1 trong 2 phía, sẽ có 1 bên nhỉnh hơn, vậy đó là bên nào?
Công ty hay ứng viên là người nắm quyền chốt lương sẽ phụ thuộc vào tiếng nói của mỗi bên, nếu ứng viên là người rất giỏi, tự tin về năng lực và cho rằng mức lương mình đề xuất là hoàn toàn hợp lý, thì sẽ mạnh dạn nêu quan điểm để thuyết phục nhà tuyển dụng, cho dù mức lương ấy đang nhỉnh hơn so với dự kiến ban đầu của công ty, nếu đàm phán thành công thì trong trường hợp này ứng viên đã là người nắm quyền nhiều hơn trong chuyện chốt lương. Ngược lại, nếu năng lực của ứng viên cũng bình thường, không quá nổi trội và cũng chưa tự tin lắm khi đàm phán lương, khả năng cao rằng cuối cùng công ty sẽ là người chốt lương, một mức lương offer thấp hơn đề xuất của ứng viên, lúc đó thì phía công ty sẽ nắm quyền nhiều hơn trong chuyện chốt lương. Tóm lại, giữa công ty và ứng viên khi đặt lên cán cân, bên nào tự tin hơn, có tiếng nói và sức thuyết phục hơn, sẽ nắm quyền chốt lương nhiều hơn phía còn lại.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng công ty hay ứng viên là người nắm quyền chốt lương? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Làm sao để nhân viên tự tin đề xuất tăng lương với sếp?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.