Cuối Tháng Kết Quả Làm Việc Tệ, Lương Thấp Thì Phải Làm Sao?

Cuối tháng rồi, phải làm sao đây, kết quả làm việc thì quá tệ, nhẩm tính thử tiền lương thì thấy toang rồi, lương thấp quá, phải làm sao đây? Đó là tâm trạng chung của không ít người đi làm, ở các vị trí chủ yếu ăn lương nhờ KPI, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Vậy cuối tháng kết quả làm việc tệ, lương thấp thì phải làm sao?

>> Đi làm mà không thấy vui, chỉ thấy chán thì phải làm sao?

Lương cứng không đủ sống, chủ yếu ăn lương nhờ KPI

Đối với một số người làm văn phòng ăn lương cứng, không có lương theo KPI kết quả làm việc, thì sẽ khó lòng đồng cảm với trường hợp này, vì cho dù kết quả công việc thế nào thì họ vẫn được trả đủ lương, vẫn đủ sống. Chẳng hạn như lương tháng 10 triệu, thì đều đều tháng nào họ cũng nhận được 10 triệu, chẳng phải lo lắng, bất an gì. Tuy nhiên, nếu bạn đang làm một công việc mà lương cứng không đủ sống, chỉ tầm 5-6 triệu, chủ yếu ăn lương nhờ KPI, nhờ hoa hồng doanh số, thì bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái đau đầu, áp lực vào cuối tháng, nhất là khi thấy công việc của mình đang bị châm tiến độ, thậm chí kết quả quá tệ, tự nhẩm tính tiền lương KPI cũng thấy không được bao nhiêu. Chẳng hạn như kết quả làm việc tốt, đạt KPI thì bạn sẽ có tổng lương là 20 triệu, nhưng khi cuối tháng kết quả tệ, thì lương cứng cộng với KPI chỉ vỏn vẹn 7 triệu, thì làm sao đủ để bạn tiêu xài, trong khi mức sống, sinh hoạt phí bình thường của mình đang gấp đôi số tiền ấy?

Cuối tháng kết quả làm việc tệ thì tâm trạng cũng tệ

Khi phần lớn tiền lương tháng của mình phụ thuộc vào kết quả làm việc, thì tất nhiên bạn sẽ luôn bị ám ảnh vì điều đó, nhất là khi đến cuối tháng, gần hết tháng rồi mà KPI lại bị trễ tiến độ, kết quả chưa đi tới đâu. Điều này sẽ dễ khiến tâm trạng của bạn cũng tệ theo, tự dưng bị chùng xuống, chán nản, khó lòng tập trung làm việc, thậm chí một số người còn có xu hướng buông xuôi, để tới đâu thì tới, vì cho rằng cuối tháng rồi, có cố gắng thì cũng đã muộn, không thay đổi được gì, để tháng sau sẽ làm lại từ đầu. Đó là một suy nghĩ phổ biến khi thấy kết quả làm việc tệ cuối tháng, tuy nhiên, bạn không nên để tâm trạng đó chi phối, khiến mình trở nên tiêu cực và từ bỏ mọi nỗ lực, vì khi bạn từ bỏ thì mặc nhiên bạn sẽ thất bại, và nguyên nhân nằm ở chính bạn, chứ đừng đổ lỗi cho số phận, rằng mình xui, thiếu may mắn,…

>> Điều gì quan trọng nhất khi đi làm, bạn đã tập trung vào nó chưa?

Kết quả làm việc tệ, dự kiến lương sẽ thấp thì phải làm sao?

Bạn hoàn toàn có thể tự nhẩm tính tiền lương dự kiến nhận được, dựa trên tình hình kết quả làm việc hiện tại. Tức là nếu cuối tháng kết quả làm việc tệ, bạn sẽ tự lường trước rằng tháng đó mình sẽ nhận lương thấp, tuỳ theo mức độ tệ của công việc mà mức lương sẽ có thể thấp hơn nữa. Chẳng hạn như nếu đạt 100% KPI, thì tổng lương sẽ được 20 triệu, 80% KPI tổng lương sẽ là 15 triệu, 50% KPI thì tổng lương chỉ vỏn vẹn 8 triệu, hoặc thậm chí không được trả lương KPI, chỉ được nhận lương cứng, tuỳ theo thoả thuận riêng của mỗi công ty, nhưng nói chung là nếu kết quả làm việc tệ, thì bạn sẽ phải nhận mức lương thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng, và chắc chắn rằng bạn không hề muốn điều đó xảy ra.

Vậy khi cuối tháng kết quả làm việc tệ, dự kiến lương sẽ thấp thì phải làm sao? Đầu tiên, bạn cần phải tự vực dậy tinh thần, thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, và nhất định không được nghĩ tới chuyện buông xuôi, từ bỏ, thả trôi công việc. Tiếp theo, bạn hãy có góc nhìn thực tế hơn, tự đánh giá xem liệu nếu từ giờ tới cuối tháng mình cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình, thì sẽ đạt được kết quả thế nào, đạt bao nhiêu % so với KPI chuẩn, và nếu đạt được mức đó thì tiền lương của mình đạt được là bao nhiêu, tăng thêm bao nhiêu so với hiện tại? Chẳng hạn nếu dậm chân tại chỗ tới cuối tháng thì lương chỉ vỏn vẹn 8 triệu, nhưng nỗ lực lên mức 80% KPI thì sẽ được 15 triệu, cao hơn tận 7 triệu, đó sẽ chính là động lực lớn để bạn cố gắng bùng nổ, bung hết sức mình để tiến về mục tiêu ấy. Khi đã có được động lực lớn rồi, thì khả năng cao rằng bạn sẽ lật ngược tình huống, sẽ bứt phá KPI, vậy còn mấy ngày cuối, phải làm sao để lội ngược dòng?

Còn mấy ngày cuối, phải làm sao để lội ngược dòng?

Đầu tiên, bạn cần chia nhỏ mục tiêu theo từng ngày, để đảm bảo mình bám sát tiến độ và lần lượt đạt được từng cột mốc. Chẳng hạn như bạn làm nhân viên kinh doanh, còn 6 ngày cuối, và cần phải mang về thêm 120 triệu doanh thu, thì hãy chia đều ra mỗi ngày 20 triệu, đó sẽ là mục tiêu cụ thể mà bạn nhất định phải đạt được trong từng ngày.

Sau đó, hãy lên kế hoạch, nghĩ ra các phương án mà mình có thể thực hiện để kiếm thêm khách hàng, tăng cơ hội bán hàng, làm sao để tận dụng triệt để những nguồn lực mình đang có, tức là bạn phải chủ động hơn, cố gắng nghĩ ra nhiều giải pháp và bắt tay vào thực hiện, tập trung toàn bộ nỗ lực để theo đuổi. Khi bạn lần lượt đạt được mục tiêu của từng ngày, bạn sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu chính. Trường hợp ngày đầu tiên bị chậm tiến độ, thì ngày tiếp theo, bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn, mang về doanh thu nhiều hơn để bù lại cho sự thiếu hụt của ngày đầu. Tức là khi nhìn vào, bạn hoàn toàn có thể biết được mình đang nhanh hay chậm tiến độ,  mình cần theo đuổi và đạt được mục tiêu gì trong từng ngày, và chắc chắn rằng bạn hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ vào những ngày cuối tháng.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng cuối tháng kết quả làm việc tệ, lương thấp thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Bạn có xem trọng công việc mình đang làm không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý