Cuối Tháng Không Đạt KPI, Do Sếp Hay Nhân Viên?

Khi đi làm, hầu như tháng nào chúng ta cũng được giao KPI và phải nỗ lực làm việc để tăng khả năng đạt được KPI, hoặc chí ít cũng phải gần đạt được, chứ không thể nào chạy tới cuối tháng mới đạt được có phân nửa, quá tệ như thế thì khả năng cao rằng sẽ bị cấp trên trách mắng, liên tiếp nhiều tháng thì có thể bị đuổi việc. Liên quan tới chủ đề này, nhiều bạn thắc mắc rằng chuyện cuối tháng không đạt KPI là do sếp hay nhân viên, nếu do cả 2 thì ai sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Đạt/không đạt KPI ảnh hưởng thế nào tới nhân viên?

KPI không phải là điều được đặt ra cho có, để trưng, để ngắm, mà nó là điều bất cứ ai đi làm cũng cần quan tâm, lưu ý và nỗ lực hết mình để đạt được. KPI thường được giao theo tính chất công việc, tình hình kinh doanh của công ty và cũng linh động theo năng lực/theo cấp bậc của từng nhân viên, tức là nó cũng đã được cân đo đong đếm sao cho hợp lý, tránh việc đặt ra KPI quá đơn giản hoặc quá khó, phi thực tế.

Chuyện đạt hay không đạt KPI đương nhiên sẽ có ảnh hưởng nhiều tới nhân viên, cấp trên sẽ dựa vào đó để đánh giá năng lực, xét thưởng, tăng lương, thăng chức, hoặc thậm chí có nhiều vị trí công việc mà KPI sẽ liên quan trực tiếp tới tiền lương mỗi tháng, chẳng hạn như nhân viên kinh doanh lương cứng thường khá thấp, chủ yếu sống nhờ hoa hồng (lương KPI), nếu mà không đạt KPI thì tháng đó sẽ nhận lương rất bèo bọt, nên cho dù có khó, có mệt thế nào thì cũng phải ráng cày cuốc sao cho bám sát target được giao. Mỗi người sẽ tự chịu trách nhiệm với KPI của mình, nếu thấy bản thân đang chưa tốt, chưa đủ năng lực để theo kịp KPI thì phải tìm cách để học hỏi, phấn đấu, hoàn thiện và làm tốt hơn trong những tháng sau.

Sếp có cần chịu trách nhiệm với KPI của cấp dưới không?

Sếp là người có trách nhiệm điều hành, quản lý nhân viên trong team, sao cho mọi người phối hợp nhịp nhàng với nhau và hoàn thành tốt những việc được giao, tăng khả năng đạt được KPI của từng cá nhân. Đồng thời, sếp cũng sẽ chịu trách nhiệm trong KPI tổng của cả team, lương của sếp cũng sẽ liên quan tới mức độ đạt/không đạt target của nhân viên cấp dưới.

Nếu có quá nhiều nhân viên trong team không đạt KPI, thì sếp vừa bị lương thấp, vừa bị giám đốc cấp trên trách mắng, xem xét lại năng lực, thậm chí có thể bị cắt chức, giáng chức. Vì thế, nếu cấp trên thấy cấp dưới của mình đang gặp khó khăn cần hỗ trợ, đang chậm tiến độ KPI, thì cần kịp thời hỗ trợ, tổ chức thêm các buổi training, đào tạo để nâng cao năng lực nhân viên, khắc phục điểm yếu của các thành viên để team mình ngày càng tiến bộ hơn, hoàn thành tốt công việc hơn. Tóm lại, sếp cũng liên đới bị ảnh hưởng quyền lợi và đương nhiên cũng cần chịu trách nhiệm với KPI của cấp dưới.

Cuối tháng không đạt KPI, do sếp hay nhân viên?

Sau khi phân tích chi tiết ở các phần trước, thì bạn sẽ thấy rằng nếu cuối tháng không đạt KPI, thì đó là do cả sếp lẫn nhân viên, cả đôi bên đều có phần trách nhiệm trong chuyện này, đều liên đới bị ảnh hưởng tới tiền lương của tháng đó, chứ không có chuyện nhân viên không đạt thì kệ, sếp không thèm quan tâm, sếp vẫn rung đùi nhận lương cao. Nhưng khi đánh giá kỹ hơn thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn khi cuối tháng không đạt KPI?

Đây không phải là lúc để đùn đẩy trách nhiệm, mà chỉ đơn giản là chúng ta cần phải xác định chính xác vấn đề, để nếu sau này lỡ rơi vào trường hợp không đạt KPI, thì cả sếp và nhân viên sẽ cùng nhau phối hợp để giải quyết một cách hợp tình hợp lý, tránh xích mích hoặc bằng mặt không bằng lòng. Mặc dù cấp trên cũng liên đới chịu trách nhiệm, cũng do điều phối không tốt hoặc chưa training hiệu quả nên nhân viên mới không đạt KPI, tuy nhiên, bản thân mỗi nhân viên phải hiểu rằng mình đi làm cho mình, vì tiền lương, vì sự nghiệp của mình, nên chính bạn phải là người nỗ lực, cố gắng nhiều nhất, phải là người hiểu rõ và tự chủ động bám sát KPI của bản thân, hoặc khi gặp trục trặc gì thì cũng cần chủ động báo với cấp trên. Bây giờ cuối tháng không đạt KPI thì phần lớn trách nhiệm vẫn ở bản thân mình, sếp sẽ liên đới chịu trách nhiệm chứ cũng chẳng làm thay mình, chẳng chạy KPI giùm mình được, hãy nhìn lại những thiếu sót của bản thân và rút kinh nghiệm để tháng sau làm tốt hơn, phối hợp với cấp trên hiệu quả hơn để đạt KPI nhé.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng cuối tháng không đạt KPI do sếp hay nhân viên? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Cách giúp bạn đạt KPI mỗi tháng và tăng cơ hội thăng tiến

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý