Đăng Ký Học Lại Đóng Bao Nhiêu Tiền? Cách Tính Cụ Thể?

Sinh viên đại học chẳng ai muốn mình bị rớt môn, vì điều đó vừa ảnh hưởng tới tâm lý, ngại ngùng với bạn bè, gia đình, vừa khiến các em phải mất công, mất thời gian học lại, rồi còn phải tốn tiền để học lại nữa. Vậy sinh viên đăng ký học lại đóng bao nhiêu tiền/môn/tín chỉ, cách tính cụ thể như thế nào? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp nhé!

>> Sinh viên rớt môn học lại 10 tín chỉ có sao không?

Điểm môn học dưới bao nhiêu thì sinh viên phải học lại?

Trước khi giải đáp vấn đề đăng ký học lại đóng bao nhiêu tiền, thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem điểm môn học dưới bao nhiêu thì sinh viên phải học lại? Thông thường, nếu điểm trung bình môn học dưới 5.0 (trên thang điểm 10), hoặc dưới 2.0 (trên thang điểm 4), hoặc điểm F (trên thang điểm chữ), thì sinh viên được xem là rớt môn, bắt buộc phải học lại, phải qua môn thì mới đủ điều kiện để được xét tốt nghiệp ra trường. Tức là sinh viên vẫn có cơ hội để học lại môn mà mình đã rớt, nhằm cải thiện điểm số và củng cố lại kiến thức môn học, giúp các em nắm vững kiến thức chuyên ngành hơn, thì ra trường mới tăng cơ hội tìm được việc làm tốt. Vậy sinh viên có phải đăng ký học lại ngay khi vừa rớt môn không?

Có phải đăng ký học lại ngay khi rớt môn không?

Các trường đại học thường sẽ không có quy định cụ thể rằng sinh viên rớt môn phải đăng ký học lại trong vòng bao lâu, và càng không áp đặt rằng sinh viên phải đăng ký học lại ngay khi rớt môn, hoặc ngay trong học kỳ tiếp theo. Chính sinh viên sẽ là người được quyền chủ động chọn lịch học cho mình, sao cho các em cảm thấy thoải mái nhất, tạo điều kiện thuận lợi để các em học tập, tiếp thu kiến thức, tránh trường hợp bị quá tải vì phải học quá nhiều môn trong cùng 1 học kỳ. Tức là khi nào các em cảm thấy mình có thời gian trống, có thể phân bổ hợp lý cho việc học lại, thì lúc đó mình sẽ đăng ký học lại, chứ không bắt buộc sinh viên phải học lại ngay khi vừa rớt môn. Tất nhiên, nếu học lại ngay thì đó cũng là một lợi thế, một điều thuận lợi, vì ít nhiều gì thì kiến thức môn học ấy vẫn còn đọng lại nhiều trong đầu, các em vừa mới học xong mà, nên học lại ngay cũng sẽ giúp mình dễ dàng củng cố kiến thức, tăng cơ hội đạt kết quả điểm số tốt.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần lưu ý thêm rằng nếu rớt môn nhưng để đó, không đăng ký học lại, thì các em sẽ được xem là nợ môn, càng nợ nhiều môn chưa học lại thì sinh viên càng áp lực, và sẽ khiến các em khó lòng tốt nghiệp ra trường đúng hạn, vì sau này mình sẽ mất nhiều thời gian để học lại trả nợ môn, nhất là khi khối lượng kiến thức ở các năm học cuối sẽ càng lúc càng nặng, dễ khiến các em rơi vào trạng thái quá tải kiến thức.

>> Sinh viên bị điểm D thì phải làm sao, có phải học lại không?

Đăng ký học lại đóng bao nhiêu tiền/môn/tín chỉ?

Quay trở lại với câu hỏi được đặt ra ở đầu bài viết, đăng ký học lại đóng bao nhiêu tiền/môn/tín chỉ? Thì câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào học phí của từng trường đại học, và tuỳ theo số lượng tín chỉ của môn mà sinh viên bị rớt. Đồng thời, tuỳ theo quy định của từng trường sẽ có cách tính số tiền đăng ký học lại khác nhau, có trường thì tiền học lại bằng với tiền học thông thường, nhưng cũng có nhiều trường sẽ thu lên 120% hoặc 150%. Vì thông thường, các lớp mở ra để sinh viên học lại sẽ khó lòng đáp ứng đủ sĩ số như các lớp bình thường, chính vì thế, học phí cần tăng lên để đảm bảo đủ trang trải các chi phí của việc mở lớp. Đồng thời, chính điều này cũng giúp sinh viên cố gắng, tập trung và nghiêm túc học hơn, vì các em biết rõ mình sẽ phải tốn rất nhiều tiền nếu lỡ bị rớt môn phải đăng ký học lại, nên phải ráng học cho tốt, không để mình rớt môn.

Cách tính tiền học lại cụ thể trong từng trường hợp

Cụ thể hơn, giả sử rằng bình thường sinh viên cần đóng học phí 500.000đ/tín chỉ, từ đó, chúng ta sẽ cùng thử tìm hiểu cách tính tiền học lại trong từng trường hợp bên dưới:

TH1: Sinh viên đăng ký học lại 2 môn, mỗi môn 2 tín chỉ, tiền học lại bằng 120% học phí thông thường

-> Tiền học lại = 2 x 2 x 500.000 x 120% = 2.400.000đ cho 2 môn, trung bình mỗi môn 1.200.000đ, mỗi tín chỉ 600.000đ.

TH2: Sinh viên đăng ký học lại 1 môn, 3 tín chỉ, tiền học lại bằng 150% học phí thông thường

-> Tiền học lại = 1 x 3 x 500.000 x 150% = 2.250.000đ / môn học, mỗi tín chỉ 750.000đ.

TH3: Sinh viên đăng ký học lại 3 môn, mỗi môn 2 tín chỉ, tiền học lại bằng 100% học phí thông thường

-> Tiền học lại = 3 x 2 x 500.000 x 100% = 3.000.000đ cho 3 môn, trung bình mỗi môn 1.000.000đ, mỗi tín chỉ 500.000đ.

Tóm lại, tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ quy định từng trường, số môn cần học lại, số lượng tín chỉ từng môn, mà sinh viên có thể tự tính ra được số tiền đăng ký học lại mà mình cần đóng là bao nhiêu. Tất nhiên, dù học lại ít hay nhiều thì cũng cần phải đóng tiền, nếu không muốn tốn tiền học lại thì sinh viên phải làm sao?

>> Cảm giác lần đầu rớt môn ở đại học và cách vượt qua

Không muốn tốn tiền học lại thì sinh viên phải làm sao?

Tất nhiên, nếu không muốn tốn tiền học lại, không muốn phải đối mặt với nỗi xấu hổ khi bị rớt môn, thì sinh viên cần phải tập trung học cho thật tốt, đi học đầy đủ, tập trung nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập về nhà, để đảm bảo mình có thể nắm vững kiến thức môn học và hoàn thành tốt các bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ.

Đây là điều hiển nhiên, là nghĩa vụ đương nhiên mà sinh viên phải thực hiện, vì nhiệm vụ quan trọng nhất của các em là học tập, phải ráng học thật nghiêm túc, để mình nắm vững kiến thức chuyên ngành, vừa giúp tương lai mình tươi sáng hơn, vừa đỡn phải cắn răn đóng tiền học lại nếu bị rớt môn ở hiện tại. Hãy chăm chỉ và tập trung học ngay từ đầu học kỳ, từ buổi học đầu tiên tới tận buổi học cuối cùng, và lưu ý ôn tập kỹ lưỡng trước khi thi học kỳ nhé!

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng đăng ký học lại đóng bao nhiêu tiền, cách tính cụ thể như thế nào? Tất nhiên, ngay từ đầu các em nên tập trung học hành đàng hoàng, chăm chỉ, đừng để tới khi bị rớt môn thì mới bắt đầu hoang mang, rồi lại phải tốn tiền đăng ký học lại để trả nợ môn.

>> Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?