Đi Làm Lâu Năm Mà Không Phát Triển Bản Thân Thì Phải Làm Sao?

Khi đi làm, ai cũng mong muốn bản thân của mình sẽ học hỏi thêm được nhiều điều, nhất là các chuyên môn, nghiệp vụ liên quan tới công việc, để giúp mình nâng cao năng lực làm việc và phát triển bản thân. Thông thường, sau khi đi làm 1-2 năm, khi nhìn lại bạn sẽ thấy mình đã học hỏi được rất nhiều, tiến bộ hơn nhiều so với hồi mới vào công ty làm việc. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ, không phát triển bản thân, nguyên nhân là do đâu, và phải làm sao để bạn khắc phục tình trạng ấy?

>> Làm việc cho có, làm đại cho xong và cái kết khôn lường

Phát triển bản thân là gì?

Phát triển bản thân là mục tiêu mà hầu hết mọi người đều tự đặt ra cho chính mình, rằng chúng ta muốn bản thân mình ngày càng tiến bộ hơn, vững vàng hơn về kiến thức, chuyên môn, năng lực làm việc. Tức là sau một thời gian nhìn lại, chúng ta sẽ thấy mình thay đổi theo hướng tích cực hơn, dày dặn kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng hơn lúc trước. Bên cạnh đó, phát triển bản thân cũng có thể được xác định bằng sự công nhận của những người xung quanh, bằng các thành công, thành tựu mà bạn dần tích luỹ được sau một quá trình nỗ lực, cố gắng học tập, làm việc hết mình.

Vì sao đi làm lâu năm mà không phát triển bản thân?

Thông thường, càng đi làm lâu năm thì bạn sẽ càng được tiếp xúc với nhiều công việc, nhiệm vụ ngày càng khó hơn, đòi hỏi bản thân phải cực kỳ tập trung, cố gắng, nỗ lực thì mới hoàn thành tốt những điều đó, và tất nhiên, những thử thách ấy cũng giúp bạn được tôi luyện, rèn dũa để ngày càng trưởng thành hơn, phát triển bản thân nhiều hơn. Đó là quy luật bình thường khi đi làm, nhưng trên thực tế, vẫn có không ít người đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng thấy học hỏi được gì, chẳng thấy tiến bộ gì, vì những nguyên nhân sau:

  • Không tập trung, không cố gắng làm việc, thường chỉ làm đại khái chứ không đào sâu vào chuyên môn;
  • Chỉ loay hoay làm việc dễ, thường lo sợ, né tránh những công việc khó, không dám nhận những việc phức tạp;
  • Cắm đầu làm việc trong vô thức, lặp đi lặp lại công việc mỗi ngày, hết giờ thì đi về như một thói quen;
  • Bị phụ thuộc vào đồng nghiệp, cái gì không biết thì nhờ đồng nghiệp làm dùm, chứ không cố gắng tự giải quyết;
  • Chỉ xem việc đi làm là để kiếm tiền, phải làm việc để có tiền lương, cuối tháng lãnh lương đủ là được;
  • Không có kế hoạch cụ thể để phát triển bản thân, đi làm trong mông lung, ai giao gì làm đó;
  • Đi làm mà không chịu học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nên khó lòng phát triển bản thân;
  • Cũng có học thêm cái này, cái kia, nhưng chưa thực hành nhiều, nên sau một thời gian cũng quên mất;
  • Không tự tin vào năng lực bản thân, tự ti rằng mình yếu kém, cho rằng mình có cố gắng cũng chẳng tiến bộ;
  • Không có tinh thần cầu tiến, thấy người khác tài giỏi, đạt được nhiều thành tích thì cũng không quan tâm, không tự tạo động lực cho bản thân để cố gắng tiến bộ như họ…

>> Cố gắng làm việc nhưng không ra kết quả thì phải làm sao?

Đi làm lâu năm mà không phát triển bản thân thì phải làm sao?

Chính cách tư duy và hành động như thế đã dẫn tới thực trạng đi làm lâu năm mà không phát triển bản thân. Nếu đang thấy mình đang bị mắc kẹt trong tình trạng này, thì bạn sẽ dễ cảm thấy buồn bã, tự ti về năng lực bản thân, thậm chí nhiều người còn tự trách mình rằng vì sao không thể giỏi, không thể tiến bộ như những người khác? Tuy nhiên, nếu bạn tự trách móc bản thân, tự đổi lỗi, tự quy trách nhiệm cho chính mình, thì nó chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, chứ chẳng giải quyết được gì. Thay vào đó, bạn cần phải có kế hoạch hành động để xoay chuyển tình thế, giúp mình nâng cao khả năng học hỏi, trở thành một người vừa đi làm, vừa chú ý quan sát, học hỏi, kiểu như sau một ngày làm việc thì bản thân mình sẽ tự đúc kết được những điều này, điều nọ, để củng cố năng lực làm việc cho chính mình. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để khắc phục tình trạng đi làm lâu năm mà không phát triển bản thân:

  • Tập trung làm việc, nỗ lực hết mình trong công việc, cố gắng tập trung vào kết quả công việc;
  • Luôn theo sát tiến độ công việc, đảm bảo sẽ hoàn thành tốt và có tinh thần trách nhiệm với công việc;
  • Chủ động đề xuất sáng kiến, giải pháp giúp nâng cao kết quả làm việc, cải thiện hiệu suất công việc;
  • Cố gắng mang về nhiều giá trị cho công ty, thay vì làm đủ, hãy làm nhiều hơn sự mong đợi của sếp;
  • Chú trọng học hỏi, trau dồi, cập nhật liên tục kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn;
  • Sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ khó, những đầu việc phức tạp để thử thách bản thân;
  • Nhìn lại bản thân xem mình còn yếu chỗ nào, thiếu sót ở đâu, cần trau dồi thêm những gì, từ đó, hãy lập kế hoạch và nhanh chóng hành động để khắc phục những yếu điểm ấy và dần dần phát triển bản thân;
  • Xem việc đi làm như một cơ hội để mình học hỏi, nâng cao năng lực và phát triển bản thân, chứ không phải chỉ là công việc mình phải làm để kiếm tiền, để được nhận lương mỗi tháng;
  • Xem thành công của những người khác là động lực, để mình cố gắng phấn đấu, nỗ lực hoàn thiện bản thân để sớm gặt hái được nhiều thành công như họ trong tương lai…

Đừng để bản thân mãi dậm chân tại chỗ

Cảm giác đi làm lâu năm mà không phát triển bản thân, không có cơ hội tăng lương, thăng tiến, chắc chắn sẽ cực kỳ khó chịu, và chẳng ai muốn mình bị mắc kẹt trong trường hợp tồi tệ ấy. Nếu đang rơi vào tình trạng không mong muốn này, thì bạn vẫn hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế, để mình lấy lại tinh thần học hỏi, chú trọng nâng cao chuyên môn, sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ khó, và sẽ không xem việc đi làm chỉ là để kiếm tiền, lặp đi lặp lại công việc một cách nhàm chán như trước nữa. Tất nhiên, để làm được điều ấy đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình dài, không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm và nghiêm khắc với bản thân, tức là bạn phải cực kỳ mạnh mẽ, phải thay đổi từ tư duy đến hành động, phải từ bỏ những điều chưa tốt mà vốn dĩ bản thân mình đã quá quen thuộc, thậm chí có thể đã là thói quen. Và đương nhiên, nếu bạn cực kỳ khao khát muốn thay đổi bản thân, không muốn mình tiếp tục đi làm lâu năm mà vẫn mãi dậm chân tại chỗ như thế, thì chính điều đó sẽ là động lực lớn để bạn mạnh mẽ vượt qua những thử thách kia. Chúc bạn thành công!

>> Checklist là gì, lợi ích khi dùng checklist trong công việc và học tập!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý