Cố Gắng Làm Việc Nhưng Không Ra Kết Quả Thì Phải Làm Sao?

Khi đi làm, bạn thường sẽ tự có sẵn những việc cần làm mỗi ngày, tự biết mình cần làm những gì, theo sát những KPI nào. Đôi lúc, sếp cũng sẽ trực tiếp giao việc cho bạn, kèm theo yêu cầu và deadline cụ thể. Nhiệm vụ của bạn là phải tập trung làm việc, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, các công việc ấy. Nhưng thực tế thường sẽ không đơn giản như bạn mong muốn, nếu cố gắng làm việc nhưng không ra kết quả thì phải làm sao?

>> Làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh?

Bạn đã cố gắng làm việc ở mức độ nào?

Thật ra, chúng ta thường có xu hướng nuông chiều và tự đánh giá cao bản thân mình. Tức là nhiều khi bạn chỉ cố gắng sương sương, nỗ lực hơn bình thường một chút, nhưng tự bạn lại cho rằng mình đã cực kỳ cố gắng, đã làm hết sức, tập trung hết mình cho công việc. Đừng tự huyễn hoặc như thế, điều bạn cần làm là hãy thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá xem liệu mình đã cố gắng làm việc ở mức độ nào, mình đã thật sự cố gắng hết mình chưa?

Hoặc bạn cũng có thể tự so sánh những nỗ lực của mình với những đồng nghiệp xung quanh, khi đi làm thì ai cũng cố gắng hết mình vì công việc, bạn cố gắng thì đồng nghiệp cũng cố gắng, bạn chăm chỉ thì đồng nghiệp cũng chăm chỉ, bạn ở lại công ty làm thêm giờ, thì đồng nghiệp xung quanh cũng làm như thế. Vậy thì liệu bạn có cố gắng nhiều bằng, hoặc nhiều hơn đồng nghiệp chưa? Nếu thật sự bạn đã nỗ lực rất nhiều, cố gắng, chăm chỉ làm việc hơn hẳn so với đồng nghiệp, nhưng lại không ra kết quả, thì bạn cần tìm ra những điều đang cản trở kết quả làm việc của bạn.

Những điều gì đang cản trở kết quả làm việc của bạn?

Bạn cố gắng làm việc mà không ra kết quả không phải do xui, mà là do thật sự có rất nhiều yếu tố khác nhau đang tác động lên kết quả làm việc, điều quan trọng là bạn phải sớm nhận ra và biết cách kiểm soát chúng. Chẳng hạn như bạn cực kỳ chăm chỉ, ngồi gọi điện cho danh sách khách hàng suốt cả ngày, nhưng đa phần toàn nhận về lời từ chối, chỉ được 1-2 người quan tâm, mà chỉ quan tâm một chút chứ chẳng ra được doanh số. Vậy là sự chăm chỉ đó liệu đã đủ chưa, cách làm việc đó có thật sự hiệu quả chưa, phải chăng bạn đang nỗ lực làm một điều không mấy khả quan, càng chăm chỉ thì càng lấn sâu vào ngõ cụt? Khi đó, yếu tố cản trở kết quả làm việc của bạn có thể là những data khách hàng không chất lượng, không có nhu cầu, không đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Hoặc cũng có thể do kỹ năng gọi điện thoại tư vấn của bạn còn chưa tốt, kịch bản lủng củng, nhàm chán, chẳng có gì ấn tượng nên người ta không quan tâm. Hay chỉ đơn giản là việc gọi điện thoại quảng cáo đã trở nên quá đại trà, khó lòng tìm được khách hàng tiềm năng bằng cách ấy.

Tóm lại, từng công việc khác nhau sẽ có tính chất khác nhau, các nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, KPI và độ phức tạp khác nhau, nên chính bạn phải nhìn vào công việc thực tế của mình, chủ động phân tích, đánh giá kỹ lưỡng để tìm ra những điều gì đang cản trở kết quả làm việc, đang khiến bạn cố gắng làm việc nhưng không ra kết quả…

>> Gặp đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày thì phải làm sao?

Cố gắng làm việc nhưng không ra kết quả thì phải làm sao?

Khi thấy bản thân mình cố gắng làm việc, nỗ lực hết mình, chăm chỉ hơn hẳn những đồng nghiệp khác nhưng vẫn không ra kết quả, thì chắc chắn bạn sẽ thấy hụt hẫng, buồn chán, cho rằng cuộc đời bất công, hoặc tự ti về năng lực bản thân, nghĩ rằng mình bất tài, vô dụng, yếu kém, dù cố gắng nhưng chẳng làm được gì ra hồn… Đừng để cảm xúc tiêu cực ấy vây quanh mình quá lâu, vì chúng sẽ ăn mòn những nỗ lực của bạn, biến bạn từ một người chăm chỉ làm việc, trở thành một người lười nhác với tâm lý bao biện rằng “nếu có cố gắng làm việc thì cũng chẳng ra kết quả”.

Thay vì tiêu cực, bạn hãy thẳng thắn đối diện với vấn đề, sai ở đâu sửa ở đó, vấp ngã ở đâu đứng lên ở đó, miễn sao bạn khắc phục được những thiếu sót của bản thân, ngày càng nâng cao năng lực làm việc. Đồng thời, bạn cũng có thể quan sát cách làm việc của đồng nghiệp xung quanh, xem có điểm nào hay thì mình học hỏi, phát huy, từ đó, bạn sẽ dần tìm được phương pháp làm việc đúng đắn, tối ưu hoá kết quả làm việc, để sẵn sàng lội ngược dòng, thay đổi tình thế trong tương lai.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng cố gắng làm việc nhưng không ra kết quả thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn dần nâng cao hiệu suất làm việc!

>> Checklist là gì? Lợi ích khi dùng checklist trong công việc và học tập

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý