Đi Làm Trễ Có Sao Không, Có Bị Đánh Giá Xấu Không?

Đi làm là cơ hội để bạn được học hỏi, cọ xát, rèn dũa, nâng cao năng lực bản thân, và chứng minh rằng bạn có thể làm được những gì, gặt hái được những thành công, thành tựu thế nào trong ngành? Đó là cách nghĩ tích cực, thường sẽ hiện hữu trong tâm trí những ai mới bắt đầu làm việc, tự đặt ra rất nhiều hoài bão, hy vọng tốt đẹp về tương lai. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, ngày nào cũng phải dậy sớm đi làm, thì tự dưng chúng ta lại có cảm giác chán nản, dẫn tới chuyện đi làm trễ. Vậy đi làm trễ có sao không, có bị đánh giá xấu không?

>> Thói quen đi trễ về sớm huỷ hoại tương lai bạn như thế nào?

Nguyên nhân vì sao bạn đi làm trễ?

Thông thường, khi được đồng nghiệp xung quanh hỏi lý do vì sao đi làm trễ, thì bạn sẽ luôn có sẵn rất nhiều nguyên nhân cực kỳ thuyết phục, hợp lý, khiến mọi người khó lòng kiểm chứng, phủ nhận, mà chỉ có thể nghe xong rồi gật đầu cho qua. Dưới đây là một số lý do đi làm trễ thường gặp:

  • Thức khuya vào hôm trước, nên dậy trễ, ngủ quên rồi đi làm trễ;
  • Quên đặt báo thức, hoặc lỡ tắt mất chuông báo thức rồi ngủ tiếp nên đi làm trễ;
  • Kẹt xe, đường đông, xe bị hư, hết xăng giữa đường nên đi làm trễ;
  • Bận chuyện gia đình đột xuất, phải xử lý gấp cho xong nên đi làm trễ;
  • Lý do sức khoẻ, bị nhức đầu, chóng mặt, phải nằm nghỉ thêm nên đi làm trễ;
  • Chán nản, không muốn làm việc, nên cứ tàn tàn, đi ăn sáng, uống cafe rồi mới vào làm việc;
  • Công ty dễ dãi, không kiểm soát giờ làm việc, nên nhân viên muốn làm gì thì làm, thường đi trễ về sớm;
  • Bị đồng nghiệp rủ rê, lôi kéo đi làm trễ, dù biết là điều không nên nhưng rồi cũng sa vào thói quen xấu ấy;
  • Đi trễ được vài lần thấy không sao, nên xem đó là chuyện bình thường, chẳng hạn như công ty quy định 8h30 vào làm việc, nhưng cứ mặc định 9h mới bắt đầu vào làm việc như một thói quen…

Song song với những nguyên nhân kể trên, thì vẫn còn nhiều lý do khác khiến chúng ta đi làm trễ, tuy nhiên, phần này chỉ để tham khảo và dẫn dắt vào nội dung chính của bài viết, chứ không nhằm mục đích mách cho bạn một số lý do để nói dối, viện cớ để bao biện cho hành vi đi làm trễ của mình, vì nếu cứ mải lún sâu vào điều ấy, liên tục đi làm trễ, thì chính bạn sẽ là người chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Tác hại khôn lường khi liên tục đi làm trễ

Khi liên tục đi làm trễ, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tác hại khôn lường. Đầu tiên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của bạn. Thay vì đi làm đúng giờ, dành thời gian đầu giờ buổi sáng để lên kế hoạch làm việc, lập checklist việc cần làm trong ngày, thì bạn lại nhởn nhơ đi làm trễ, vừa bị cắt mất một phần thời gian làm việc, lại vừa không lên kế hoạch làm việc cho chỉn chu, sẽ dễ khiến kết quả làm việc bị sa sút, công việc đình trệ, tăng rủi ro bị trễ deadline, hoàn thành công việc không đúng thời hạn được giao. Ngày qua ngày, khi chuyện này vẫn liên tục tiếp diễn, khả năng cao rằng bạn sẽ bị cấp trên dòm ngó, kiểm soát chặt chẽ hơn, vậy là tự làm khó mình, tự khiến mình mệt mỏi hơn. Thậm chí, khi có kết quả làm việc không tốt, không đạt KPI, bạn có thể sẽ phải nhận về mức lương thấp hơn, nếu công việc của bạn đa phần tiền lương đến từ lương KPI theo kết quả làm việc, theo hiệu suất công việc, theo giá trị mang lại.

Tiếp theo, khi liên tục đi làm trễ, bạn cũng sẽ rơi vào trạng thái đi làm cho có, làm đại cho xong, chứ không chú tâm vào công việc, khiến bạn dễ rơi vào tình huống đi làm lâu năm mà vẫn giậm chân tại chỗ, không học hỏi được gì, không phát triển bản thân, mà cũng chẳng được tăng lương, thăng tiến. Vậy thì tự dưng việc đi làm trở nên vô nghĩa, bạn sẽ càng lúc càng thấy chán nản, mất động lực làm việc, thậm chí còn bị tự ti về năng lực bản thân, nhất là khi thấy bạn bè đồng trang lứa lần lượt gặt hái được nhiều thành công, được thăng tiến, còn mình vẫn y như cũ, chẳng có gì khởi sắc.

>> Đi làm lâu năm vẫn giậm chân tại chỗ thì phải làm sao?

Đi làm trễ có sao không, có bị đánh giá xấu không?

Song song với những tác hại trực tiếp đến kết quả công việc, đến động lực làm việc và cơ hội phát triển bản thân, thì cũng còn một lăn tăn khác, rằng đi làm trễ có sao không, có bị đồng nghiệp và cấp trên đánh giá xấu không? Thật ra, trả lời câu này không quá khó, bạn cũng có thể tự đưa ra câu trả lời cho mình, chỉ là bạn đang cố chấp, không muốn chấp nhận điều ấy, tự an ủi bản thân rằng không sao đâu, đi làm trễ không phải việc gì quá to tát đâu,…

Đừng tiếp tục tự lừa dối bản thân mình như thế, thật sự chuyện đi làm trễ là một thói quen xấu, là hành vi không được bất kỳ công ty nào khuyến khích, hoặc thậm chí trong nội quy công ty thường cũng sẽ quy định rõ rằng đi làm trễ là điều không được phép, là vi phạm nội quy làm việc, và một khi vi phạm nội quy thì bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của công ty, 1-2 lần đầu thì nhắc nhở, sau đó sẽ đến khiển trách, cảnh cáo, lập biên bản, và nếu vẫn tiếp tục tái diễn, thì bạn hoàn toàn có thể phải đối mặt với hình thức kỷ luật cao nhất là bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động. Song song đó, dù có thể không nói ra trực tiếp, nhưng đồng nghiệp xung quanh sẽ ngầm đánh giá rằng bạn là người làm việc thiếu kỷ luật, không nghiêm túc với công việc, và họ sẽ không muốn tiếp xúc nhiều với một người có thói quen xấu ấy. Ngoài ra, cấp trên sớm muộn gì cũng sẽ phát hiện hành vi thường xuyên đi làm trễ của bạn, họ cũng sẽ có những đánh giá riêng, và một ngày nào đó, nếu chuyện này vẫn tiếp diễn, vượt quá giới hạn cho phép, thì có thể bạn sẽ bị mất việc.

Làm sao để khắc phục thói quen đi làm trễ?

Sau khi điểm qua những tác hại khôn lường của việc đi làm trễ, giải đáp được rằng đi làm trễ có sao không, có bị đánh giá xấu không, thì chắc hẳn rằng bạn đang rất muốn biết cách làm sao để khắc phục thói quen xấu ấy. Thật ra, mấu chốt vẫn nằm ở chính bạn, vì chuyện đi làm sớm, đến công ty đúng giờ nó không quá khó, là điều mà ngay cả sinh viên mới ra trường đi làm vẫn làm được bình thường, điều quan trọng là bạn có muốn hay không, có thật sự nghiêm túc về giờ giấc làm việc không? Tức là nếu bạn vẫn yêu thích công việc này, muốn tiếp tục làm việc tại công ty, không muốn bị đồng nghiệp đánh giá xấu, không muốn bị cảnh cáo hoặc buộc thôi việc vì liên tục đi làm trễ, thì tốt nhất là bạn hãy thay đổi ngay từ hôm nay, nghiêm túc đi ngủ sớm, không thức khuya, để sáng hôm sau mình thoải mái tinh thần dậy sớm, đi làm đúng giờ. Còn nếu bạn sợ mình ngủ quên, chưa có thói quen dậy sớm ngay được, thì có thể nhờ sự trợ giúp của đồng hồ báo thức, hoặc nhờ người thân gọi dậy vào mỗi buổi sáng, dần dần bạn sẽ tạo được cho mình thói quen đi làm đúng giờ.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng đi làm trễ có sao không, có bị đánh giá xấu không, tiềm ẩn những tác hại khôn lường nào? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Stress công việc có nên tâm sự với đồng nghiệp không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý