Điểm GPA Cao Có Lợi Thế Nào Khi Sinh Viên Ra Trường?

Khi đi học, hầu như tất cả sinh viên đều dành sự quan tâm đặc biệt cho điểm GPA, ai cũng cố gắng học tập để mình có thể mang về kết quả tốt nhất và đạt điểm GPA cao nhất có thể. Đơn giản là vì các em cho rằng khi mình đạt điểm cao, thì sau này ra trường xin việc sẽ có lợi hơn. Liệu quan điểm đó có chính xác và đầy đủ chưa, điểm GPA cao có lợi thế nào khi sinh viên ra trường? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!

>> Cách lập kế hoạch cho học kỳ mới đơn giản, hiệu quả

Điểm GPA là gì?

GPA là một cụm từ viết tắt Tiếng Anh của Grade Point Average, tức là điểm trung bình các môn học, nhằm đánh giá chính xác khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức của sinh viên trong các môn mà mình đã học. Nếu đã tìm hiểu về khái niệm điểm trung bình tích luỹ ở đại học, thì sinh viên sẽ dễ thấy được nhiều điểm tương đồng giữa điểm GPA và điểm trung bình tích luỹ, thật ra, chúng ta hoàn toàn có thể xem chúng là 1, chỉ khác phần tên gọi thôi, gọi là điểm GPA cho ngắn gọn hơn, chứ xét về ý nghĩa thì hoàn toàn tương đồng, và được chia thành các xếp loại điểm GPA sau:

  • GPA loại xuất sắc: từ 9.0 trở lên (thang điểm 10) hoặc từ 3.6 trở lên (thang điểm 4);
  • GPA loại giỏi: từ 8.0 tới 8.9 (thang điểm 10) hoặc từ 3.2 tới 3.59 (thang điểm 4);
  • GPA loại khá: từ 6.5 tới 7.9 (thang điểm 10) hoặc từ 2.5 tới 3.19 (thang điểm 4);
  • GPA loại trung bình: từ 4.0 tới 6.4 (thang điểm 10) hoặc từ 2.0 tới 2.49 (thang điểm 4);
  • GPA loại yếu: dưới 4.0 (thang điểm 10) hoặc dưới 2.0 (thang điểm 4).

Cách tính điểm GPA ở đại học

Trước khi đi vào cách tính điểm GPA ở đại học, thì sinh viên cần thu thập được 2 dữ liệu cơ bản, đó chính là:

  • Điểm trung bình từng môn mà mình đã học, đã thi và có điểm;
  • Số lượng tín chỉ tương ứng với từng môn học ấy.

Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu, sinh viên có thể dễ dàng biết cách tính điểm GPA ở đại học theo công thức sau:

GPA = Tổng của (Điểm trung bình từng môn học x số lượng tín chỉ từng môn) / tổng số tín chỉ đã học 

Cụ thể hơn, chúng ta sẽ cùng thử tính điểm GPA trong ví dụ tiếp theo:

  • Môn học A: 8.7 (2 tín chỉ);
  • Môn học B: 8.1 (2 tín chỉ);
  • Môn học C: 5.2 (3 tín chỉ);
  • Môn học D: 7.8 (2 tín chỉ).

GPA = (8.7 x 2 + 8.1 x 2 + 5.2 x 3 + 7.8 x 2) / (2 + 2 + 3 + 2) = 64.8 / 9 = 7.2

Vậy là mặc dù chỉ có 1 môn bị điểm thấp là 5.2, nhưng môn đó lại có tận 3 tín chỉ, nên đã kéo điểm GPA xuống mức khá thấp, chỉ còn có 7.2, chính vì thế, trong quá trình học tập, sinh viên phải đặc biệt lưu ý các môn học nhiều tín chỉ, phải cố gắng học tốt và đạt điểm môn học càng cao càng tốt. Vậy sinh viên muốn đạt điểm GPA cao có khó không?

>> Điểm số thực tế khác với kỳ vọng thì phải làm sao?

Sinh viên đạt điểm GPA cao có khó không?

Học đại học chưa bao giờ dễ dàng, nhất là với các bạn tân sinh viên năm 1, các em sẽ dễ bị choáng ngợp bởi rất nhiều kiến thức mới, từ những môn mà mình chưa từng tiếp xúc trước đây. Tất nhiên, chương trình học ở đại học sẽ khá nặng, với các kiến thức môn học cực kỳ phức tạp, đồng thời, cách giảng dạy và chấm điểm của giảng viên cũng sẽ khắt khe hơn nhiều s với hồi cấp 3, đòi hỏi sinh viên phải chủ động hơn, ham học hỏi, tập trung và chăm chỉ hơn, thì mới có thể mang về kết quả học tập tốt, đạt điểm GPA cao như mong đợi. Vậy sinh viên đạt điểm GPA cao có khó không?

Câu trả lời là không dễ, nhưng cũng không quá khó. Nó sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực trong học tập của mỗi người và định nghĩa của các em rằng như thế nào là điểm GPA cao? Nếu mục tiêu GPA cao là 8.0, thì tất nhiên sinh viên sẽ dễ đạt được hơn mục tiêu GPA 8.5 hoặc 9.0. Song song đó, những ai nỗ lực, quyết tâm và chăm chỉ học tập hơn, thì khả năng đạt điểm GPA cao cũng sẽ lớn hơn, và chặng đường chinh phục điểm GPA cao cũng sẽ bớt khó khăn hơn.

Điểm GPA cao có lợi thế nào khi sinh viên ra trường?

Sau khi đã hiểu rõ điểm GPA là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem điểm GPA cao có lợi thế nào khi sinh viên ra trường? Thật ra, điểm số là một kết quả đầu ra quan trọng của quá trình sinh viên học tập ở trường đại học. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng thừa biết rằng họ đang phỏng vấn một ứng viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, nên sự quan tâm sẽ đổ dồn nhiều hơn vào học vấn, tức là bao gồm điểm GPA và lượng kiến thức chuyên ngành mà thật sự các em đã nắm được sau 4 năm đại học. Tức là điểm GPA cao sẽ đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên mới ra trường làm đẹp CV xin việc, tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, song hành cùng đó vẫn phải là khối lượng kiến thức chuyên ngành mà các em đang sở hữu, nó phải đi đôi với điểm GPA, chứ nếu sinh viên ra trường có điểm GPA cao, nhưng lại mơ hồ, chưa vững kiến thức, thì cũng hoàn toàn có thể bị nhà tuyển dụng đánh trượt phỏng vấn. Có thể trong vòng CV họ sẽ tạm tin tưởng vào điểm GPA, nhưng khi đến vòng phỏng vấn, thông qua các câu hỏi, thì nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn và đánh giá chính xác hơn về khối lượng kiến thức của ứng viên, xem liệu có đủ để đáp ứng tiêu chí của công việc không?

>> Phải làm sao khi học ngày học đêm mà vẫn chưa giỏi?

Sinh viên phải làm sao để có điểm GPA cao như mong đợi?

Điểm GPA cao khi ra trường là một thành tích đáng tự hào của sinh viên, đồng thời, nó cũng giúp các em ghi điểm với nhà tuyển dụng khi gửi CV xin việc. Chính vì thế, rất nhiều sinh viên đang thắc mắc rằng phải làm sao để có điểm GPA cao như mong đợi? Câu trả lời đơn giản rằng các em phải cố gắng, chăm chỉ, tập trung và nỗ lực hết mình trong học tập. Hãy đảm bảo rằng mình đảm bảo chuyên cần, đi học đầy đủ, đúng giờ, tập trung lắng nghe toàn bộ bài giảng trên lớp, chỗ nào chưa rõ thì hãy mạnh dạn hỏi lại, để đảm bảo mình nắm vững kiến thức sau từng buổi học. Tiếp theo, sinh viên cũng cần dành thời gian để ôn bài, làm bài tập ngay sau từng buổi học, vì chúng sẽ giúp mình hiểu rõ, hiểu sâu và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn. Ngoài ra, tuỳ bản thân từng sinh viên có thể sẽ tự tìm được một số phương pháp học phù hợp và hiệu quả nhất với mình, chẳng hạn như học nhóm cùng bạn bè, học bằng sơ đồ tư duy mind map, vừa học vừa thực hành,… miễn sao các em cảm nhận được mình thoải mái, tiếp thu được và có thể theo đuổi cách học ấy lâu dài.

Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ điểm GPA là gì, điểm GPA cao có lợi thế nào khi sinh viên ra trường? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

>> Sinh viên học nhóm thế nào để cùng nhau tiến bộ?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Sinh Viên Bảo Lưu Vì Bị Ốm Nhập Viện Có Được Không?

Học Kế Toán Làm Kinh Doanh Quốc Tế Có Được Không?

Có Cần Nộp Kèm Bằng Tiếng Anh Khi Xin Việc Không?