Khi đi làm, sẽ có những lúc bạn thấy chán nản công việc, cảm thấy công ty đối xử bất công, hoặc đi làm chẳng học hỏi được gì, đi làm mà không thấy vui… Nếu những cảm xúc này kéo dài liên tục, thì nhiều khả năng bạn sẽ muốn nghỉ việc và tìm một môi trường làm việc mới, nơi mà mình có nhiều cảm hứng làm việc và phát huy tối đa năng lực bản thân hơn. Đó là logic bình thường, nhưng trước khi nghỉ việc thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không nên quyết định vội vàng để sau này lại hối tiếc. Dưới đây là 3 điều bạn nên làm khi chán nản công việc và muốn nghỉ việc:
>> Phải làm sao khi áp lực công việc quá lớn?
1. Liệt kê những nguyên nhân khiến bạn chán nản
Đồng ý rằng bạn đang thấy chán nản công việc, bạn đang nghĩ tới một công ty mới, một môi trường làm việc tốt hơn. Nhưng thật ra bất kỳ công ty nào cũng có vấn đề, có thể bạn đang là người ngoài nên chưa biết các vấn đề bất cập trong những công ty khác, nên bạn thấy nó tốt. Vì thế, thay vì ngay lập tức nghỉ việc khi chán nản công việc, thì bạn nên thử cân nhắc xem mình có giải quyết được chúng không, có giúp mình lấy lại được cảm hứng làm việc không.
Trước tiên, hãy liệt kê những nguyên nhân khiến bạn chán nản công việc, càng cụ thể càng tốt. Sau đó, bạn hãy sắp xếp chúng theo mức độ nghiêm trọng, tức là những điều nào ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng làm việc của bạn nhất thì đặt lên trên. Việc này không phải để khiến bạn thấy có quá nhiều điều mình thấy không hài lòng ở công ty, rồi đâm ra chán nản công việc hơn. Thay vào đó, nó giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất và có thể đánh giá chính xác nhất về mức độ chán nản công việc của bạn, từ đó, bạn sẽ có cách đối mặt và xử lý tối ưu hơn.
2. Đánh giá xem bạn chán nản công việc ở mức độ nào
Khi đã nhìn ro toàn bộ những nguyên nhân khiến bạn chán nản công việc, thì khả năng cao rằng bạn sẽ tự đánh giá được rằng mình đang chán nản công việc ở mức độ nào, còn chấp nhận được hay là mọi việc đã đi quá xa. Thật sự, đa số trường hợp chính bản thân bạn hoàn toàn có thể xử lý được, tức là bạn có thể thay đổi cách làm việc, tối ưu cách xử lý các vấn đề phức tạp trong công việc, tập trung cao độ để hạn chế sai sót, hạn chế bị cấp trên trách mắng trong công việc. Hoặc nếu đang chán nản công việc vì năng lực bản thân kém, không hoàn thành tốt những việc được giao, thì bạn cũng hoàn toàn có thể tự trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mềm để phát triển bản thân, đủ năng lực để hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chán nản công việc ở mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân do các yếu tố khách quan mà bạn không kiểm soát được. Chẳng hạn như vì chính sách công ty quá tệ, không đảm bảo quyền lợi cho nhân viên, không khích lệ nhân viên cố gắng hoàn thành tốt công việc, thậm chí là luôn đưa ra nhiều quy định khắt khe để chèn ép, bóc lột sức lao động của nhân viên,… Thì lúc đó, nghỉ việc là giải pháp tốt nhất, giúp bạn được “giải thoát”, thoát khỏi một môi trường làm việc tràn ngập tiêu cực và tìm một bến đỗ mới cho mình.
>> Bất mãn với công ty thì phải làm sao?
3. Bàn giao công việc và nghỉ việc trong “hoà bình”
Nghỉ việc là điều dễ dàng, ai cũng có thể tự viết email xin nghỉ việc. Tuy nhiên, bạn nên nghỉ việc trong “hoà bình”, tức là đừng vì quá bức xúc với công ty, với môi trường làm việc, mà làm lớn chuyện, làm ầm lên, thậm chí cắt đứt mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp ở công ty cũ. Vì như thế chứng tỏ rằng bạn là người không kiềm chế được cảm xúc, xử lý mâu thuẫn kém và sẽ trở thành “vết nhơ” khi bạn đi tìm việc mới sau này, vì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi lại lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũng, đồng thời, họ cũng có thể sẽ cần liên lạc với quản lý cũ để xác minh một số thông tin về bạn.
Chính vì thế, bạn cần nghỉ việc đúng quy trình và cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ. Hãy bàn giao đầy đủ công việc theo đúng quy trình, quy định của công ty, một cách có tâm nhất, tránh việc nghỉ đột ngột, nghỉ ngang, hôm nay xin nghỉ, hôm sau nghỉ luôn mà không bàn giao công việc nhé. Thông thường, bạn cần phải báo trước 30 ngày để công ty có đủ thời gian tìm người thay thế và nhận bàn giao công việc từ bạn.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được những điều nên làm khi chán nản công việc và muốn nghỉ việc. Tất cả luận điểm trong bài viết đều hoàn toàn khách quan và quyền quyết định hoàn toàn nằm trong tay bạn, chứ không cổ suý bạn cố gắng ở lại làm việc ở một môi trường không tốt, và cũng không xúi bạn nghỉ việc một cách bất chấp. Hy vọng bạn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng và có được sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.
>> Nghỉ việc trước hay tìm việc mới trước?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.