Học Song Ngành Có Khó Không, Cần Lưu Ý Những Quy Định Gì?

Bình thường học 1 ngành thôi đã rất mệt mỏi rồi, nhiều bạn sinh viên còn mong mau kết thúc chương trình học, được sớm ra trường đi làm cho đỡ phải chịu áp lực trả bài, học hành, kiểm tra, thi cử nữa. Tuy nhiên, vẫn có những bạn sinh viên yêu thích chuyện học tập, tự tin về khả năng học hỏi của bản thân, nên đã nghĩ tới chuyện học song ngành với kỳ vọng rằng mình sẽ ra trường với 2 tấm bằng đại học, mở rộng cơ hội việc làm sau này. Vậy học song ngành có khó không, cần lưu ý những quy định gì? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!

>> Học song ngành là gì, sinh viên cần điều kiện gì?

Học song ngành có khó không?

Khi có ý định học song ngành, thì thắc mắc đầu tiên của các bạn sinh viên chính là liệu học song ngành có khó không? Đây là một câu hỏi cực kỳ quan trọng mà các em cần được giải đáp rõ ràng, cụ thể, để mình còn tự lượng sức và cân nhắc ra quyết định sao cho phù hợp và đúng đắn nhất. Thật ra, chuyện học song ngành tất nhiên sẽ khó, và độ khó sẽ gấp đôi so với việc sinh viên chỉ học 1 ngành. Học song ngành, nhất là khi 2 ngành ấy không có nhiều liên quan với nhau, thì tất nhiên khối lượng kiến thức sinh viên cần tiếp thu sẽ rất nhiều, đòi hỏi các em phải có khả năng học hỏi tốt, tập trung, nghiêm túc, và nỗ lực hết mình thì mới có khả năng học tốt, mang về kết quả tốt.

Ngược lại, nếu sinh viên chưa lượng sức mình, hoặc cho rằng học song ngành cũng bình thường, không khó lắm, thì sẽ dễ bị rơi vào trạng thái chủ quan, tới khi bắt đầu thấy khối lượng kiến thức cần học nhiều quá, thì sẽ cảm thấy áp lực, mệt mỏi, quá tải, tẩu hoả nhập ma, học trước quên sau, nhầm lẫn các kiến thức giữa 2 ngành với nhau, cuối cùng lại chẳng đọng lại được bao nhiêu kiến thức trong đầu. Tóm lại, học song ngành thật sự là một thử thách rất khó, vừa nặng về kiến thức, vừa mệt mỏi về tâm lý khi các áp lực học hành, thi cử, điểm số hầu như đều nhân đôi so với bình thường. Ngoài ra, sinh viên cũng cần đảm bảo ngành học thứ 2 phải hoàn thành trong thời gian đào tạo tối đa của ngành thứ 1, chứ không được kéo dài hơn, đây cũng là một điều kiện khiến cho việc học và tốt nghiệp song ngành lại càng trở nên khó hơn. Cụ thể hơn về các điều kiện mà sinh viên cần lưu ý khi học song ngành, chúng ta sẽ làm rõ trong phần tiếp theo.

>> Sinh viên học 2 trường đại học, 2 chương trình cùng lúc được không?

Sinh viên học song ngành cần lưu ý những quy định gì?

Khi quyết định học song ngành, đồng nghĩa với việc sinh viên đã chấp nhận mình sẽ bỏ ra gấp đôi thời gian, công sức, nỗ lực, hầu như sẽ không còn nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn như các bạn đồng trang lứa. Và gia đình các em cũng phải đầu tư gấp đôi cả tiền bạc để trang trải học phí cho cả 2 ngành. Chính vì thế, nên ai cũng kỳ vọng rằng chuyện học song ngành này sẽ thành công tốt đẹp, xứng đáng với những nỗ lực mà mình đã bỏ ra, đã đánh đổi, và cái kết đẹp sẽ là việc sinh viên ra trường cầm trên tay 2 tấm bằng đại học cùng lúc. Để tăng khả năng làm được điều đó, thì ngay từ đầu, sinh viên phải nắm rõ và lưu ý toàn bộ những quy định liên quan tới việc học song ngành, cụ thể như sau:

  • Ngành đào tạo của chương trình thứ 2 phải khác với chương trình thứ 1;
  • Sau khi kết thúc học kỳ đầu tiên của chương trình thứ 1, nếu sinh viên không bị xếp loại học lực yếu, thì mới được đăng ký học thêm ngành thứ 2;
  • Trong quá trình học song ngành, nếu điểm trung bình chung của 2 ngành trong bất kỳ học kỳ nào bị dưới 2.00, thì sinh viên sẽ bị buộc dừng lại, không được học tiếp chương trình thứ 2 ở học kỳ tiếp theo;
  • Sinh viên cần hoàn thành chương trình học của ngành thứ 2 trong thời gian đào tạo tối đa của ngành thứ 1, chẳng hạn như ngành thứ 1 có thời gian học tối đa trong vòng 8 năm, tính từ 09/2023, tức là tới trước 09/2031 thì sinh viên cũng cần phải hoàn thành xong luôn ngành thứ 2, nếu không sẽ bị huỷ kết quả;
  • Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp ngành thứ 2 sau khi đã đủ điều kiện để tốt nghiệp ngành thứ 1, tức là sẽ không được bỏ ngành thứ 1 để học mỗi ngành thứ 2.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi trong quá trình học song ngành, giảm bớt những khó khăn, áp lực của sinh viên, thì các em sẽ được bảo lưu điểm số và không cần học lại những môn tương đương nhau của 2 ngành. Chẳng hạn như nếu đã từng học môn A ở ngành thứ 1, thì sinh viên có quyền bảo lưu điểm môn đó, nếu ngành thứ 2 cũng có môn A thì không cần phải học lại, vừa giảm được áp lực học hành, thi cử, tránh bị quá tải, vừa đỡ mất thời gian học kẻo bị quá thời gian đào tạo tối đa.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng học song ngành có khó không, cần lưu ý những quy định gì? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> 4 năm đại học cần tích luỹ tổng cộng bao nhiêu tín chỉ?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?