Khi lên đại học, sinh viên phải đối mặt với rất nhiều môn học khó, khối lượng kiến thức nặng và phức tạp. Điều này đòi hỏi sinh viên phải cực kỳ tập trung, chăm chỉ và nỗ lực thì mới có thể đạt điểm số tốt và đạt được xếp loại tốt nghiệp như mong muốn. Bên cạnh việc học trên trường, thì một số sinh viên cũng nghĩ đến phương án đi học thêm như hồi cấp 3. Song song đó, các em cũng có nghe qua về “học vượt” và dễ bị nhầm lẫn giữa học vượt và học thêm. Vậy học thêm là gì? Học thêm và học vượt khác nhau thế nào? Chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài viết này nhé!
>> Sinh viên đại học có phải đi học thêm không?
Học thêm là gì?
Học thêm là trường hợp học sinh – sinh viên đăng ký tham gia các lớp học ngoài chương trình học trên trường, các lớp đó thường cũng sẽ do thầy cô dạy trên trường đứng lớp, nhưng thiên về các nội dung chuyên sâu, giải bài tập, thực hành và luyện đề nhiều hơn, nhằm giúp sinh viên hiểu sâu, hiểu rõ và nắm vững kiến thức môn học.
Khi học thêm, học sinh – sinh viên vẫn phải đóng học phí, mức phí sẽ linh hoạt thay đổi dựa trên độ phức tạp của môn học và thời lượng các buổi học. Tuy nhiên, học thêm sẽ cực kỳ phổ biến ở cấp 2, cấp 3, còn khi lên đại học thì hình thức học này khá ít, sinh viên thường sẽ không đi học thêm, và giảng viên đại học cũng ít khi mở lớp dạy thêm. Sau khi tìm hiểu học thêm là gì, chúng ta sẽ tiếp tục giải đáp xem học vượt ở đại học là gì để cùng tìm ra những điểm khác nhau nhé!
Học vượt ở đại học là gì?
Học vượt ở đại học là trường hợp sinh viên đăng ký học trước một số môn học trong mỗi học kỳ, mà đáng lẽ ra mình chưa bắt buộc phải học môn đó trong học kỳ đó. Mục đích của việc học vượt là vì sinh viên mong muốn sẽ rút ngắn chương trình học, nhanh chóng hoàn thành toàn bộ chương trình học, để có thể tốt nghiệp ra trường sớm. Chẳng hạn như chương trình học kéo dài 4 năm, thì sinh viên học vượt có thể rút ngắn thời gian học chỉ còn 3.5 năm, hoặc thậm chí chỉ còn 3 năm.
Học vượt thường là lựa chọn của những bạn có năng lực học tập tốt, tự tin về khả năng học hỏi của mình, vì thật sự khối lượng kiến thức mà sinh viên phải học trong mỗi học kỳ khá nặng, nếu quá tham học vượt và không kiểm soát được khối lượng kiến thức, thì sinh viên sẽ dễ bị quá tải, dẫn tới kết quả điểm số không như mong muống.
>> 6 điều sinh viên cần biết về học vượt ở đại học
Điểm giống nhau giữa học thêm và học vượt
Không phải tự dưng mà sinh viên sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa học thêm và học vượt đâu, vì thật sự hai khái niệm này cũng tồn tại một số điểm chung tương đồng với nhau. Đầu tiên, cả hai đều cần phải chủ động đăng ký thêm, đóng tiền học phí thêm để tham gia học, chứ sẽ không nằm sẵn trong chương trình học bình thường của mình. Tiếp theo, mục đích học thêm và học vượt cũng đều muốn giúp sinh viên củng cố kiến thức, tiếp thu được nhiều kiến thức hơn so với những gì đã mặc định được học theo đúng chương trình học ở trên trường.
Một điểm tương đồng nữa chính là giáo viên giảng dạy cho các em cũng chính là những giảng viên nhiều kinh nghiệm trong trường, với khả năng truyền đạt kiến thức tốt, và giáo trình học cũng được biên soạn bài bản. Cuối cùng, cả học thêm và học vượt đều là tự nguyện, không bắt buộc, tức là sinh viên vẫn có thể học theo chương trình bình thường, thậm chí nhiều bạn tốt nghiệp đại học xong vẫn chưa từng học thêm, học vượt bao giờ. Sau khi điểm qua những điểm giống nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về những điểm khác nhau giữa học thêm và học vượt ở phần tiếp theo.
Học thêm và học vượt khác nhau thế nào?
Bên cạnh những điểm giống nhau kể trên, thì học thêm và học vượt cũng có rất nhiều điểm khác nhau, vì bản chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, sinh viên cần phân biệt rõ để tránh bị nhầm lẫn:
- Học thêm là đăng ký học thêm kiến thức về một môn mà mình đã học/đang học trong trường, còn học vượt là đăng ký học một môn hoàn toàn mới, đây là điểm khác biệt đầu tiên.
- Học thêm thiên về kiến thức bên ngoài so với những gì đã học trong trường, mở rộng vào thực tiễn, chú trọng giải đề, giúp sinh viên vững vàng khi làm bài thi, còn học vượt sẽ học đều tất cả các phần từ lý thuyết đến thực hành theo đúng chương trình học của trường, vẫn có giải đề nhưng thời lượng vừa phải, chứ không quá chú trọng.
- Học thêm là các lớp mà giảng viên mở riêng, không liên quan tới trường, còn học vượt là các lớp học chính thống do trường mở ra để sinh viên đăng ký học trước theo mong muốn.
- Điểm số khi học thêm sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới điểm trung bình môn học trên trường, còn điểm số khi học vượt sẽ là điểm chính thức của môn học đó, và tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến cả điểm trung bình tích luỹ của sinh viên, đây là điểm khác biệt lớn nhất và dễ nhận biết nhất.
>> Cơ hội và thách thức khi sinh viên học vượt ở đại học
Lưu ý để sinh viên học tốt ở đại học
Sau khi đã làm rõ những điểm khác nhau giữa học thêm và học vượt ở phần trước, thì chúng ta sẽ cùng điểm qua một số lưu ý để sinh viên học tốt ở đại học. Đầu tiên, khi học trên lớp, các em cần đảm bảo mình phải luôn tập trung nghe giảng, chỗ nào chưa rõ thì mạnh dạn hỏi ngay, để đảm bảo mình sẽ hiểu bài ngay tại lớp. Sau đó, khi về nhà, các em cần chủ động đọc thêm tài liệu để mở rộng kiến thức, chăm chỉ làm bài tập, ôn bài để đảm bảo mình nắm vững và nhớ lâu kiến thức.
Rồi gần đến ngày thi, sinh viên cần nắm rõ nội dung ôn tập, ôn thi đúng trọng tâm và tập trung khi làm bài để hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Ngoài ra, ở đại học, giảng viên cũng sẽ thường xuyên yêu cầu sinh viên phải làm bài tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm để lấy điểm, nên các em cũng cần phải nỗ lực, tập trung và phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong nhóm để cùng nhau hoàn thành bài làm một cách chỉn chu nhất.
Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ học thêm là gì, học vượt là gì, những điểm tương đồng và khác nhau giữa hai khái niệm này, đồng thời, đưa ra một số lưu ý giúp sinh viên học tốt ở đại học. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các em.đ
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.