Những người thông minh, nhanh nhạy, giải quyết vấn đề tốt thường sẽ biết khéo léo đặt ra những câu hỏi phù hợp nhất để khai thác, làm rõ vấn đề. Từ đó, họ sẽ có đủ thông tin để phân tích và xử lý vấn đề một cách thuyết phục nhất. Đó chính là kỹ năng đặt câu hỏi thông minh. Vậy rèn luyện kỹ năng này có khó không? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi?
>> Kỹ năng đặt câu hỏi trong học tập và công việc
Kỹ năng đặt đúng câu hỏi vào đúng lúc
Để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi thông minh, bạn cần phải học được cách đặt đúng câu hỏi vào đúng lúc. Tức là mình không nên đặt quá nhiều câu hỏi, vừa mất thời gian, vừa khiến đối phương khó chịu. Mà bạn cần phải phân tích, suy nghĩ kỹ càng xem mình đang cần khai thác thêm những thông tin nào, mình nên đặt những câu hỏi nào, hỏi về vấn đề gì, câu hỏi đó khi được giải đáp sẽ cung cấp cho mình những thông tin gì. Vậy là bạn cần lưu ý rằng không đặt câu hỏi bậy bạ, mà hãy đặt đúng câu hỏi vào đúng trọng tâm vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn đặt câu hỏi thông minh.
Đồng thời, bạn cũng cần khéo léo sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự phù hợp, đặt câu nào trước, hỏi câu nào sau, để giúp đối phương thoải mái chia sẻ thông tin cho mình một cách tự nhiên nhất. Tránh trường hợp chọn đúng câu hỏi nhưng lại hỏi sai thời điểm, hỏi theo thứ tự loạn xạ, sẽ khiến đối phương bị khớp, bị đơ, bị bạn dắt đi vòng vòng với một đống câu hỏi theo thứ tự lộn xộn. Nhiều khi điều này cũng khiến đối phương cảm thấy khó chịu và trả lời đại cho xong, không trả lời đúng trọng tâm vấn đề, dẫn đến thông tin bạn nhận được sẽ bị sai lệch, thiếu chính xác.
Lắng nghe câu trả lời sau khi đặt câu hỏi
Không phải chỉ hỏi hay, hỏi đúng lúc là xong. Điều quan trọng là bạn phải cực kỳ tập trung để thu thập thông tin sau khi đặt câu hỏi, tức là bạn phải lắng nghe đối phương thật kỹ, xem họ chia sẻ những gì, có đúng với trọng tâm câu hỏi không, có đủ những thông tin mà mình muốn khai thác không. Nếu có chỗ nào chưa rõ hoặc muốn khai thác thêm, bạn hãy chủ động đặt thêm câu hỏi liên quan một cách thông minh để khai thác rõ thông tin.
Tức là nếu bạn đặt câu hỏi thật hay nhưng không tập trung lắng nghe thì bạn thật sự chưa có kỹ năng đặt câu hỏi. Vì lúc đó thông tin bạn thu nhận được sẽ bị thiếu sót, không đầy đủ, nhiều khi bạn còn hiểu sai vấn đề vì chưa lắng nghe kỹ câu trả lời. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng không nên ngắt lời đối phương khi họ vẫn còn đang nói, nếu có gì bất đồng quan điểm hoặc có gì chưa rõ thì bạn cũng vẫn phải bình tĩnh chờ họ trả lời xong hết rồi mới hỏi tiếp.
>> 7 điều cần tuân thủ để chiến thắng trong mọi cuộc đàm phán
Các dạng câu hỏi thường gặp để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi
Người có kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ biết cách linh hoạt sử dụng các dạng câu hỏi thường gặp để khai thác vấn đề, hiểu rõ hơn về vấn đề, xác nhận lại vấn đề,… Các dạng câu hỏi thường được người có kỹ năng đặt câu hỏi tốt sử dụng là:
- Câu hỏi mở: Mở ra cuộc trò chuyện, khuyến khích đối phương trao đổi, chia sẻ thông tin.
- Câu hỏi thăm dò: Khai thách sâu hơn về các thông tin, vấn đề đã được gợi ra từ câu hỏi mở.
- Câu hỏi thử: Thử tìm ra các vấn đề khác mà đối phương chưa chia sẻ.
- Câu hỏi lựa chọn: Xác định rõ vấn đề, nội dung mà đối phương quan tâm.
- Câu hỏi khẳng định: Kiểm tra lại xem mình đã hiểu đúng vấn đề chưa, tìm kiếm sự đồng thuận từ đối phương.
Tuỳ vào ngữ cảnh, tuỳ vào mục đích mà bạn sẽ linh hoạt sử dụng các dạng câu hỏi khác nhau. Chắc chắn thời gian đầu bạn sẽ khá lúng túng, chưa biết lúc nào nên dùng câu hỏi nào. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thực hành và rút kinh nghiệm thì bạn sẽ sớm trở thành một người biết đặt câu hỏi một cách khéo léo, thông tin và cải thiện đáng kể kỹ năng giao tiếp của bản thân. Chúc bạn thành công!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.