Nhật Ký Là Gì? Sinh Viên Có Nên Viết Nhật Ký Không?

Ngay từ nhỏ chúng ta đã được nghe tới 2 từ “nhật ký”, cũng có hiểu mang máng về ý nghĩa của nó, sẽ có người thử viết nhật ký rồi, nhưng cũng có người lại chưa, hoặc do lúc trước mình không quan tâm nên cũng chẳng viết. Tự dưng bây giờ lên đại học, một số sinh viên có ý định viết nhật ký, nhưng không biết có nên không? Vậy nhật ký là gì, sinh viên có nên viết nhật ký không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Sinh viên stress học tập thì chữa lành bằng cách nào?

Nhật ký là gì?

Nhật ký là những nội dung vắn tắt, tóm tắt, ghi chú lại những điều đã xảy ra trong ngày, những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ hoặc những điều mình đã học được, thường được viết đều đặn mỗi ngày trong suốt một thời gian dài, và dần trở thành thói quen. Sau này, khi đọc lại nhật ký cũ, chúng ta cũng sẽ có nhiều hoài niệm, giúp mình nhớ lại những chuyện vui buồn trong cuộc sống, những kỷ niệm đẹp mà mình từng trải qua. Đồng thời, một số người nếu duy trì thói quen viết nhật ký suốt một thời gian đủ dài, thì nó sẽ giống như một kho báu, lưu trữ lại toàn bộ ký ức, là tài sản vô giá mà không phải ai cũng sở hữu được.

Viết nhật ký có tác dụng gì?

Sau khi tìm hiểu nhật ký là gì, chắc hẳn rằng sinh viên cũng đã tự mường tượng được một số tác dụng của nó. Khi chưa hiểu rõ về công dụng của nhật ký, thì nhiều người sẽ cho rằng điều đó là vô bổ, mất thời gian, tự dưng ngồi viết này viết kia làm gì, để sống trong quá khứ hay sao? Nhưng khi đã tìm hiểu rồi, thì thật ra nhật ký có rất nhiều công dụng hữu ích, để hình dung rõ hơn về tác dụng của viết nhật ký, chúng ta sẽ đi vào một tình huống như sau.

Hãy thử nhớ lại xem 10 năm trước, các em đang cảm nhận thế nào về cuộc sống, đang gặp phải những vấn đề gì, hoặc đạt được các thành tựu nào khiến mình tự hào về bản thân, hoặc các em đang phải đối diện với các quyết định khó khăn nào? Các em có nhớ được đầy đủ như sự việc mới xảy ra tuần trước, tháng trước không? Khả năng cao sẽ là không, tức là trí nhớ của chúng ta có giới hạn, qua thời gian, khi mình liên tục gặp phải những câu chuyện mới, vấn đề mới, thì những ký ức xưa cũ sẽ dần phai nhạt đi, cho dù đó là những kỷ niệm vui, những điều tốt đẹp, những thành tựu đáng tự hào, thì mình cũng khó lòng nhớ rõ đầy đủ.

Chuyện hình dung lại quá khứ không phải là mình đang sống trong quá khứ, mà đó là 1 cách để trân trọng quá khứ của bản thân, ghi nhớ những cột mốc, thời điểm mà mình dần trưởng thành hơn, những khó khăn mà chúng ta đã vượt qua để hoàn thiện bản thân hơn, vững vàng hơn. Chứ nếu không lưu trữ lại, không viết nhật ký, thì chúng ta sẽ khó lòng ghi nhớ những dấu ấn riêng của chính mình, những câu chuyện mà mình muốn nhớ, nhưng chưa chắc sẽ nhớ hết được.

>> Sinh viên lận đận trong học tập thì phải làm sao?

Sinh viên có nên viết nhật ký không?

Sau khi hiểu rõ về lợi ích của chuyện viết nhật ký, thì mỗi sinh viên sẽ tự đánh giá xem mình có nên viết nhật ký không? Đây là quan điểm và sự quyết định của riêng mỗi người. Có bạn sẽ cực kỳ thích chuyện viết nhật ký và quyết định viết ngay lập tức, nhưng cũng có nhiều bạn không quan tâm lắm, không viết. Hoặc có một số bạn lựa chọn cách dung hoà cả 2 phương án, rằng mình sẽ không nhất thiết phải viết nhật ký mỗi ngày, mà chỉ những hôm nào, thời điểm nào có nhiều cảm xúc, nhiều cột mốc hay kỷ niệm cần lưu giữ lại, thì mới viết, có thể sẽ viết trong sổ nhật ký, hoặc cũng có thể viết online để chế độ “chỉ mình tôi”, hoặc với những điều muốn chia sẻ cho mọi người cùng biết, thì cứ viết rồi thoải mái để ở chế độ “công khai” luôn. Sau này khi các kỷ niệm ấy được nhắc lại, thì tự dưng các em sẽ thấy bồi hồi, xúc động, và trân trọng hơn về những điều mình đã trải qua trong quá khứ.

Tuy nhiên, sinh viên cũng không nên phóng đại hay thần thánh hoá những tác dụng của việc viết nhật ký. Nó chỉ đơn thuần dành cho ai muốn lưu giữ những ký ức, kỷ niệm, thông tin cá nhân, những điều mình đã trải qua trong quá khứ, ai thích viết thì viết, chứ không nên tỏ vẻ rằng mình là người chín chắn nên mới viết nhật ký, còn ai không viết nhật ký là những người có nhận thức chưa tốt, hời hợt với cuộc sống, với ký ức cá nhân,… Tức là chuyện nên viết hay không viết nhật ký là quan điểm cá nhân của mỗi người, ai quan tâm thì viết, còn nếu không quan tâm, không viết cũng chẳng sao, mỗi người có một cuộc sống riêng, có quan điểm và góc nhìn riêng, tự chủ động trong cuộc sống của mình, chứ không nhất thiết phải theo một mẫu chung nào, không bắt buộc ai cũng phải viết nhật ký như nhau.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng nhật ký là gì, có nên viết nhật ký không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cách lập mục tiêu SMART giúp sinh viên học tốt

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?