Nhảy Việc Nhiều Thì Viết CV Ứng Tuyển Thế Nào Cho Khéo?

Viết CV ứng tuyển là bước đầu tiên mà bạn cần làm khi muốn apply bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng sẽ đọc CV để đánh giá sơ bộ xem liệu ứng viên đó có phù hợp không, có đủ tiêu chuẩn để bước tới vòng phỏng vấn không? Nghe đồn rằng nếu như trong phần kinh nghiệm làm việc mà ai nhảy việc nhiều, đi làm ở nhiều nơi nhưng mỗi nơi chỉ vài ba tháng, thì sẽ bị nhà tuyển dụng cho vào danh sách đen, loại ngay lập tức. Liệu điều đó có chính xác không? Nếu nhảy việc nhiều thì viết CV ứng tuyển thế nào cho khéo? Hãy cùng giải đáp trong bài viết này nhé!

>> 3 tác hại khôn lường khi nhảy việc quá nhiều

Bạn đã hiểu đúng về khái niệm nhảy việc chưa?

Trước khi giải đáp rằng nhảy việc nhiều viết CV thế nào, thì bạn cần chắc chắn rằng  mình đã hiểu đúng về nhảy việc chưa? Đối với ý nghĩa bình thường, thì nhảy việc chỉ đơn giản là nghỉ làm, chuyển đổi công việc một cách đột ngột sang một công việc mới, nếu hiểu theo nghĩa này thì nó cũng giống như mình nghỉ việc, rồi đi làm công việc khác. Tuy nhiên, hiện tại, nhảy việc cũng được sử dụng với một nghĩa khác, có phần tiêu cực hơn, ám chỉ những người không có sự gắn bó với công ty, cứ vào làm việc được một thời gian ngắn rồi lại nhảy sang nơi khác, điều này sẽ thể hiện rõ nhất khi hỏi về kinh nghiệm làm việc, khi liệt kê ra những công việc cũ thì thấy bạn chỉ làm được tầm vài ba tháng, không gắn bó lâu dài.

Thậm chí, một số người còn lạm dụng chuyện nhảy việc quá nhiều, cứ đi làm với tâm thế vào thử xem sao, nếu hợp thì làm lâu, còn nếu không hợp thì nhảy việc tiếp. Tưởng rằng như vậy là thoải mái, nhưng thật ra khi nhảy việc quá nhiều thì tự bạn đang làm mất thời gian của chính mình, trong khi người khác thì vào làm việc, gắn bó, phát triển, gặt hái được nhiều thành tựu, thì bạn lại tốn thời gian nhảy việc từ nơi này sang nơi khác mãi. Đồng thời, có nhiều người cũng cho rằng khi nhảy việc nhiều thì sẽ bị nhà tuyển dụng ghét, liệu điều đó có đúng không?

Nhảy việc nhiều có bị nhà tuyển dụng ghét không?

Mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau về chuyện nhảy việc, nhà tuyển dụng cũng thế, tuỳ theo góc nhìn của mỗi người mà sẽ có những đánh giá khác nhau về các ứng viên đã từng nhảy việc trong quá khứ. Sẽ có người cho rằng nếu ứng viên ấy thật sự giỏi và rất phù hợp với vị trí ứng tuyển, đúng là người mà mình đang tìm kiếm, và họ cũng có những lý do chính đáng, hợp tình hợp lý cho những lần mình từng nhảy việc, thì không sao cả, họ vẫn được mời đi phỏng vấn bình thường, vẫn có cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, cũng có một số nhà tuyển dụng thật sự ghét những ứng viên nhảy việc nhiều, thấy ai ghi trong CV rằng đã đi làm nhiều nơi, nhưng thời gian gắn bó không bao lâu, chỉ được vài ba tháng rồi nghỉ, thì họ sẽ mặc định rằng người đó không có khả năng gắn bó lâu dài, không muốn mất thời gian với các ứng viên như thế, nên sẽ loại ngay lập tức mà không cần hỏi lý do nhảy việc, cũng không cân nhắc thêm điều gì khác.

>> Sinh viên mới ra trường không nên nhảy việc – Đúng hay sai?

Nhảy việc nhiều thì viết CV ứng tuyển thế nào cho khéo?

Khi xin việc, bạn sẽ không thể biết trước rằng liệu HR ở công ty mà mình ứng tuyển có ghét ứng viên nhảy việc nhiều không, bạn chưa tiếp xúc, chưa từng nói chuyện, cũng chưa từng gửi CV ở đó bao giờ thì làm sao mà biết trước được. Để chắc ăn nhất thì bạn nên đề phòng ngay từ đầu, tập cách viết CV ứng tuyển cho khéo để tránh bị gán mác là nhảy việc nhiều, đứng  núi này trông núi nọ, không có khả năng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy nhảy việc nhiều thì viết CV ứng tuyển thế nào cho khéo? Bạn cần lưu ý rằng mình phải đảm bảo sự trung thực trong suốt quá trình ứng tuyển, bao gồm cả chuyện viết CV, bạn không được bịa đặt, kéo dài thời gian làm việc của mình ở các công ty cũ ra, để không bị gán mác nhảy việc nhiều, vì bất kỳ sự gian dối nào cũng đều có thể bị bại lộ, HR hoàn toàn đủ chuyên môn để dò hỏi và phát hiện. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn một số giải pháp viết CV bên dưới nếu mình từng nhảy việc nhiều:

  • Lược bỏ bớt những công việc không liên quan tới vị trí hiện tại mình đang ứng tuyển, nhất là những việc mà mình chỉ làm trong thời gian ngắn, không gắn bó được bao lâu;
  • Nếu bạn đã từng đi làm việc ở rất nhiều công ty, thì hãy cân nhắc chỉ chọn ra tầm 4-5 nơi liên quan nhất tới vị trí ứng tuyển, bạn có nhiều thành tựu, và ưu tiên các công việc mình làm trong thời gian dài;
  • Nếu muốn liệt kê công việc mà mình chỉ gắn bó trong thời gian ngắn, thì bạn cần chú thích lý do mình phải nghỉ việc, tất nhiên, đó phải là lý do chính đáng, khách quan, chẳng hạn như lý do sức khoẻ, gia đình,… nhưng chỉ áp dụng được với 1-2 công việc thôi, chứ nếu quá nhiều lần như thế thì nhà tuyển dụng sẽ hoài nghi, các lý do ấy nó không còn khách quan nữa;
  • Cố gắng cài cắm nhiều ưu điểm của bản thân, biến mình thành người hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển, làm lu mờ đi nhược điểm về chuyện nhảy việc, nhưng vẫn phải đảm bảo trung thực, có mới nói, không bịa đặt.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng nhảy việc nhiều thì viết CV ứng tuyển thế nào cho khéo? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Đi làm vài ngày rồi xin nghỉ việc – Lý do và cách phòng tránh

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý