Suy nghĩ nhiều sẽ khiến chúng ta đau đầu, đó là điều mà ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng nhiều lúc mình cũng khó lòng kiểm soát, khó lòng tránh khỏi. Nếu bạn cảm thấy mình đang có xu hướng overthinking với mọi việc, thì đây là lúc bạn nên tìm kiểu kỹ hơn về nó, rằng overthinking là gì, tốt hay xấu, và làm sao để kiểm soát điều ấy? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp những băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Suy nghĩ quá nhiều khiến bạn mệt mỏi, làm sao để khắc phục?
Overthinking là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về overthinking là gì, để đơn giản nhất thì chúng ta có thể cắt nghĩa bằng cách dịch thẳng sang Tiếng Việt, đó là suy nghĩ quá nhiều, khiến mọi việc trở nên trầm trọng, nghiêm trọng hơn so với bình thường, từ chuyện nhỏ thành chuyện lớn, từ chuyện lớn thành chuyện lớn hơn. Điều này sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau đầu, càng nghĩ càng thấy sự việc trở nên rắc rối, phức tạp hơn, mà không nghĩ thì lại không được, vì bản thân người overthinking sẽ không cho phép mình bỏ qua bất kỳ điều gì, khi chưa được giải quyết thì chúng sẽ luôn quanh quẩn trong đầu họ, lâu lâu lại lôi ra nghĩ, rồi đâm ra mệt mỏi, lo lắng.
Overthinking là tốt hay xấu?
Sau khi hiểu rõ overthinking là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu xem điều đó là tốt hay xấu? Nếu chỉ thinking thôi, thì đây là điều hoàn toàn tốt, thể hiện rằng bạn là một người biết suy nghĩ, cân nhắc, phân tích sự việc trước khi kết luận và hành động. Đó là điều nên làm và nên phát huy, để tránh trường hợp vội vàng quyết định sai, rồi sau đó lại hối hận chỉ vì không chịu suy nghĩ kỹ từ đầu. Tuy nhiên, khi chuyện thinking mà lại có thêm over, tức là nghĩ quá, nghĩ nhiều hơn bình thường, khiến mọi chuyện trở nên nghiêm trọng, tiêu cực hơn, thì câu chuyện lại khác, sẽ mang lại nhiều hệ quả không tốt cho bạn.
Overthinking là tác nhân khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, nặng đầu, khi gặp chuyện gì cũng nghĩ nhiều, lúc nào cũng bị mắc kẹt trong những luồng suy nghĩ, khiến đầu óc mình không thể nào thư giãn, nghỉ ngơi được. Overthinking cũng khiến bạn dễ rơi vào những góc nhìn tiêu cực, làm trầm trọng hoá những điều bình thường, những chuyện vốn dĩ không là gì cả, không thành vấn đề, thì tự nhiên cũng trở thành những vấn đề tùm lum, hết nghi ngờ cái này, tới ngờ vực cái khác, thấy người khác làm điều gì cũng đề phòng, suy nghĩ theo cả những chiều hướng xấu cho dù thực chất chưa chắc họ có ý xấu.
Overthinking còn khiến bạn bị cuốn vào những chuyện ít liên quan hoặc thậm chí chẳng liên quan tới mình. Khiến bạn phải bận tâm suy nghĩ, kiểu như đi lo chuyện của thiên hạ, rồi bị xao nhãng, khó lòng tập trung cho những việc của bản thân, điều này gây ra tác động xấu cho kết quả học tập và làm việc của bạn. Ngoài ra, nếu bạn bị overthinking kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn, thì có thể dẫn tới một căn bệnh khá nguy hiểm, đó là chứng rối loạn lo âu.
>> Suy nghĩ bi quan, tiêu cực tiềm ẩn những tác hại gì?
Làm sao để kiểm soát overthinking, tránh bị rối loạn lo âu?
Khi thấy bản thân mình đang bị overthinking, hoặc có một số dấu hiệu cho thấy mình bắt đầu suy nghĩ quá nhiều về những chuyện xung quanh, thì tất nhiên bạn đang rất muốn kiểm soát chúng càng sớm càng tốt, không để cho chuyện này trở nên trầm trọng hơn vì sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, càng lâu cũng càng mệt mỏi, đau đầu hơn. Vậy làm sao để bạn kiểm soát overthinking, tránh để trầm trọng hoá thành chứng rối loạn lo âu?
Đầu tiên, bạn cần phải phân định rạch ròi rằng đâu là chuyện liên quan tới mình, đâu là chuyện không liên quan, không cần bận tâm. Với những chuyện không liên quan hoặc ít liên quan, thì bạn đừng để mình phải suy nghĩ nhiều, cứ mặc định sẽ bỏ qua, hoặc biết vậy thôi chứ không đụng chạm gì tới nó, để người nào liên quan thì người đó tự đối mặt và giải quyết. Khi làm được điều này thì bạn cũng đã gạt bỏ được 20% – 30% những chuyện không đáng khiến mình bị đau đầu rồi. Tiếp theo, bạn hãy cố gắng nhìn nhận mọi chuyện theo đúng mức độ nghiêm trọng của nó, chuyện gì đơn giản thì để nó đơn giản, đừng làm nó phức tạp hơn, còn chuyện nào thật sự nghiêm trọng thì mình mới cần nghĩ nhiều. Để làm được điều này thì bạn cần thời gian để dần thích nghi và thay đổi, chứ không nên ép bản thân mình phải thay đổi ngay lập tức, vì càng ép, càng gấp thì bạn sẽ càng không làm được, rồi lại càng mệt mỏi và stress hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên rèn luyện thêm tư duy tích cực, có góc nhìn đa chiều và khách quan về mọi chuyện, chứ đừng quá chăm chú vào những điểm chưa tốt, vì chúng sẽ khiến bạn trở thành một người luôn soi mói vào những điều tiêu cực, vừa đánh giá không đúng vấn đề, vừa nghi ngờ mọi thứ xung quanh thì sẽ càng khiến bạn mệt mỏi hơn. Điều gì tích cực hoặc vô hại, thì đừng biến nó thành tiêu cực, đừng ngờ vực mọi thứ như hiện tại.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ overthinking là gì, tốt hay xấu và làm sao để kiểm soát nó? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Cách gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực để vui vẻ sống lạc quan
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.