Nghỉ việc là điều bình thường, rất ít ai có thể làm mãi ở một công ty trong nhiều năm. Tuy nhiên, đối với sinh viên mới ra trường, đang đi làm ở công ty đầu tiên, chưa bao giờ nghỉ việc, thì các em sẽ loay hoay, không biết phải làm gì khi muốn nghỉ việc? Không biết nghỉ việc có phải là một quyết định đúng đắn không? Nghỉ việc xong thì có bị mất đi mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp ở công ty hay không? Nếu muốn nghỉ việc, các em có thể làm theo các bước sau:
>> Cách dùng Google Calendar để quản lý công việc hàng ngày
1. Suy nghĩ kỹ xem đâu là lý do muốn nghỉ việc
Có rất nhiều lý do khiến các em muốn nghỉ việc, các em cần xác định được lý do (hoặc những lý do) khiến mình muốn nghỉ việc. Cần phải suy nghĩ thật kỹ để xác định đúng các lý do nhé. Các em có thể tham khảo 7 lý do nghỉ việc phổ biến nhất hiện nay để xác định xem đâu là lý do nghỉ việc của mình.
2. Lý do đó có thể khắc phục được hay không?
Sau khi xác định được chính xác lý do muốn nghỉ việc của mình, các em cần phải cân nhắc xem liệu lý do đó có thể khắc phục được hay không. Có thể là tự các em cũng có thể khắc phục được, hoặc nói chuyện rõ ràng với đồng nghiệp xung quanh để cùng nhau khắc phục nếu lý do đó liên quan đến đồng nghiệp. Hoặc nếu lý do đó ở quy mô công ty, thì các em có thể trao đổi với giám đốc để tìm hướng khắc phục không? Nếu đã suy nghĩ rất kỹ nhưng lý do đó không thể khắc phục thì nghỉ việc sẽ là giải pháp đúng đắn nhất. Các em nên nghỉ việc và tìm cho mình hướng đi mới.
3. Khi muốn nghỉ việc – nên báo trước 30 ngày
Không ít nhân viên nghỉ việc ngang, tức là không báo trước, nghỉ một cách đột ngột, khiến công ty không thể xoay sở để kịp tuyển nhân viên mới, thay thế vào vị trí của các em. Điều này sẽ gây ấn tượng xấu về các em trong mắt công ty đó, thậm chí là sẽ gây ấn tượng xấu trong mắt các đồng nghiệp đã từng làm chung với các em luôn, vậy là các em sẽ mất đi nhiều mối quan hệ.
Ngoài ra, khi đi phỏng vấn ở công ty mới, có thể người ta sẽ hỏi lý do nghỉ việc ở công ty cũ và tìm hiểu xem các em có giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ hay không. Không chỉ thế, người ta cũng có thể yêu cầu được gọi điện cho quản lý ở công ty cũ để trao đổi về năng lực làm việc của các em nữa, nếu mà có ấn tượng xấu khi nghỉ việc ở công ty cũ thì các em sẽ gặp nhiều bất lợi đó. Chính vì thế, khi muốn nghỉ việc, các em nên báo trước 30 ngày để công ty có đủ thời gian để tuyển nhân viên mới.
4. Bàn giao công việc đầy đủ
Báo trước 30 ngày không chỉ để công ty có thể tuyển được nhân viên thay thế, mà đó cũng sẽ là khoảng thời gian phù hợp để các em bàn giao công việc. Nếu công ty đã tuyển được nhân viên mới, thì các em sẽ trực tiếp bàn giao cho người đó. Còn nếu khối lượng công việc cần bàn giao quá nhiều, không thể chờ đến lúc công ty tuyển được nhân viên mới, thì các em có thể bàn giao công việc cho đồng nghiệp của mình. Lưu ý là cần bàn giao kỹ các công việc mà các em đang đảm nhiệm, tiến độ công việc ra sao, có những giấy tờ, file liên quan nào,… Khi bàn giao công việc đầy đủ thì các em sẽ yên tâm nghỉ việc mà không bị công ty cũ gọi điện hỏi lại những điều mà các em chưa bàn giao.
5. Tạm biệt đồng nghiệp
Lời chia tay thật sự khó nói, nhất là với những đồng nghiệp đã làm việc cùng mình suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, đó không phải là lý do hợp lý để các em âm thầm ra đi, đột ngột biến mất khỏi công ty mà không một lời từ biệt. Các em nên mạnh dạn nói lời tạm biệt đồng nghiệp, cùng tổ chức một buổi tiệc chia tay nho nhỏ, lưu lại thông tin liên lạc của nhau để sau này có thể gặp mặt hoặc trao đổi với nhau khi cần thiết. Còn nếu các em âm thầm ra đi thì sẽ để lại ấn tượng không tốt, mọi người sẽ nghỉ rằng các em không tôn trọng họ đấy, vậy là tự nhiên mất đi nhiều mối quan hệ luôn.
6. Tìm kiếm công việc mới để apply
Để quá trình làm việc không bị gián đoạn, các em có thể tìm trước các công việc mới để apply, có thể là trong khoảng 10 ngày trước khi đến thời hạn nghỉ việc. Như thế thì sau khi nghỉ việc, các em có thể sang công ty mới làm việc ngay. Nhưng các em lưu ý là đừng quá vội vàng nhé, các em vừa mới nghỉ việc nên nhiều khi sẽ có một chút vội vàng, dẫn đến lựa chọn công ty chưa chính xác. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các tiêu chí, các định hướng làm việc trong tương lai của mình, để có thể chọn được công ty phù hợp nhất.
>> 4 cách giảm lãng phí thời gian và nhân đôi hiệu quả làm việc
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.