Phải Làm Sao Khi Bị Cấp Trên Chèn Ép, Đối Xử Không Công Bằng?

Khi đi làm, ai cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường tốt, đồng nghiệp hoà đồng, cấp trên tâm lý. Nhưng trên thực tế, vẫn có trường hợp bạn vào làm việc trong một công ty mà bị cấp trên chèn ép, đối xử thiên vị, không công bằng, dù mình có nỗ lực làm việc, có đạt kết quả tốt thì cũng chẳng được công nhận. Trong trường hợp đó, bạn nên xử lý thế nào?

>> 3 điều bạn nên làm khi chán nản công việc và muốn nghỉ việc

Cảm giác bị cấp trên chèn ép sẽ ra sao?

Khi đi làm, mình đã cố gắng dành trọn tâm huyết để hoàn thành tốt những việc được giao, thậm chí mình còn chủ động làm thêm giờ khi khối lượng công việc quá nhiều. Vậy mà cấp trên lại chẳng quan tâm, chẳng có một lời động viên khi mình hoàn thành tốt công việc. Hoặc thậm chí, một số người sếp còn chèn ép nhân viên một cách trắng trợn, khi nhân viên làm chưa tốt thì lớn tiếng trách mắng, còn khi làm tốt thì lại nhận thành tích về cho mình. Đây là một sự bất công, và tất nhiên chẳng ai cảm thấy thoải mái khi suốt ngày đi làm phải đối mặt với sự bất công ấy.

Cảm giác bị cấp trên chèn ép sẽ cực kỳ khó chịu, khiến bạn vừa buồn, vừa tức, vừa mất cảm hứng làm việc, chỉ muốn làm việc nhanh cho hết giờ, đi làm mà như cực hình, nơm nớp lo sợ không biết hôm nay cấp trên sẽ chèn ép mình thế nào. Chính vì thế, cho dù bạn cực kỳ thích công việc này, công ty trả mức lương tốt, nhưng bạn cũng không nên ngậm ngùi chịu trận, im lặng khi bị cấp trên chèn ép. Vì bạn càng im lặng thì họ sẽ càng lấn tới, sớm muộn gì bạn cũng sẽ chán nản rồi nghỉ việc luôn.

Cấp trên có thật sự đang đối xử không công bằng?

Đầu tiên, bạn cần phải chắc chắn rằng việc bị cấp trên chèn ép, đối xử không công bằng là sự thật, tức là rõ ràng đang có sự thiên vị, đối xử bất công, chèn ép trong công việc, chứ không phải do bạn nghĩ hay do bạn cảm thấy. Hãy thử liệt kê ra xem những manh mối nào, những chi tiết khách quan nào giúp bạn xác định được cấp trên đang chèn ép, đối xử không công bằng với mình. Khi thu thập được càng nhiều chi tiết, càng cụ thể càng tốt, thì bạn sẽ có được kết luận. Nếu do bạn cảm thấy, chứ chưa có nhiều manh mối cụ thể, thì đó chỉ là cảm tính của cá nhân. Còn nếu đã có quá nhiều dấu hiệu cho thấy đang có sự không công bằng, chèn ép nhân viên, thì lúc này bạn cần bắt tay giải quyết vấn đề ngay, đừng để tình trạng này kéo dài.

>> Bị khiển trách trong công việc thì phải làm sao?

Phải làm sao khi bị cấp trên chèn ép, đối xử không công bằng?

Cho dù họ đang là cấp trên của bạn, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn phải im lặng, ngậm ngùi chịu trận, để họ lộng hành, muốn làm gì thì làm. Nếu như họ có những hành vi sai trái, thiên vị, chèn ép, lạm quyền, thì bạn cứ mạnh dạn trao đổi thẳng thắn với họ, rằng trong môi trường làm việc không nên tồn tại những điều đó, nó sẽ khiến tập thể thiếu đoàn kết và giảm năng suất làm việc của cả team.

Trong trường hợp họ không chịu lắng nghe, mà lại càng chèn ép bạn hơn, càng ghét bỏ bạn hơn, thì bạn hãy đưa vấn đề lên cấp cao hơn, tức là cấp quản lý của người sếp đó, chẳng hạn như ban giám đốc, để sự việc được giải quyết thoả đáng. Tất nhiên, bạn cần phải cung cấp được đầy đủ dẫn chứng, bằng chứng và nhân chứng để tạo lòng tin với ban giám đốc. Ban giám đốc sẽ không muốn có sự bất công, thiên vị, chèn ép, lạm quyền trong công ty, nên họ sẽ giải quyết triệt để vấn đề này, để giúp thanh lọc lại môi trường làm việc, giúp nhân viên yên tâm tập trung hoàn thành tốt công việc của mình, mang lại kết quả kinh doanh tốt cho công ty.

Nhưng cũng không tránh khỏi trường hợp đó thật sự là môi trường làm việc toxic, lãnh đạo là “the bè lũ” cùng nhau chèn ép nhân viên, thiên vị, đối xử không công bằng. Vậy thì bạn cũng tự có câu trả lời rồi, hãy mạnh dạn dứt áo ra đi, không nên tiếp tục để mình bị cấp trên chèn ép một cách công khai như thế.

>> Cảm thấy không phù hợp với công việc thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Làm Sao Để Tạo Được Nhiều Giá Trị Trong Công Việc?

Chuyển Sang Làm 1 Công Việc Hoàn Toàn Mới, Nên Hay Không?

Vì Sao Thử Việc Bằng 85% Lương Chính Thức, Có Thấp Quá Không?