Phải Làm Sao Khi Sếp Nóng Tính, Gắt Gỏng Với Nhân Viên?

Khi đi làm, bên cạnh việc phải đầu bù tóc rối với công việc, chạy đua với deadline, thì bạn còn có thể phải đối diện với sự nóng tính, gắt gỏng từ chính người sếp của mình. Đa số chúng ta đều muốn làm việc với một người sếp tâm lý và sẽ thoải mái hơn nếu làm việc với sếp dễ tính. Nhưng cuộc sống mà, đâu phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ có những lúc bạn phải làm việc với một người sếp nóng tính, thường xuyên lớn tiếng, gắt gỏng với nhân viên. Khi đó, bạn phải làm sao?

>> Làm thế nào để chinh phục sếp khó tính?

Áp lực lớn khi làm chung với sếp nóng tính

Trước đây, đã bao giờ bạn phải làm việc với sếp khó tính chưa? Nếu đã quen làm việc với những người sếp dễ tính, dễ chịu, hoặc là mới ra trường chưa từng có kinh nghiệm làm việc, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cực sốc và áp lực lớn khi làm việc chung với sếp nóng tính. Nếu sếp khó tính, yêu cầu khắt khe, hở ra là chửi, động tí là mắng nhân viên um sùm lên, thì chắc chắn bạn sẽ cực kỳ áp lực.

Chính bạn sẽ không biết được là khi nào sếp sẽ nổi cơn thịnh nộ, vì điều đó có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào, thậm chí là ngoài giờ làm việc thì sếp vẫn có thể nhắn tin lớn tiếng trong group chat của nhân viên. Nếu điều này diễn ra quá thường xuyên thì nhân viên sẽ cực kỳ áp lực, bị tuột mood, mất cảm hứng làm việc, dễ dẫn đến suy nghĩ muốn xin nghỉ việc.

Sếp nóng tính nhưng vẫn là sếp

Có thể bạn sẽ không thích làm việc với sếp nóng tính, vì chẳng ai muốn lúc nào cũng phải nghe người khác lớn tiếng với mình. Thậm chí có thể bạn đang nghĩ là vì sao một người nóng nảy như vậy lại được làm sếp. Thật ra, ở bất kỳ công ty nào, bất kỳ lĩnh vực nào, cũng đều lựa chọn người quản lý dựa trên năng lực của họ, tức là người đó phải giỏi, phải có năng lực, thì mới được chọn để làm sếp.

Mỗi người sếp sẽ có một phong cách lãnh đạo khác nhau, có người theo phong cách mềm mỏng, cầm tay chỉ việc, nhưng cũng có những người sếp cực kỳ khắt khe, khó tính, thậm chí là nóng tính. Bạn không thể nào yêu cầu hay đề nghị sếp phải bớt nóng tính, bớt gắt gỏng với nhân viên, vì đó đã là phong cách quản lý của họ, là đặc trưng riêng của họ để tạo sức ép, khiến nhân viên phải luôn tập trung làm việc, không được lười biếng, không được để xảy ra sai sót trong công việc. Tóm lại, sếp nóng tính nhưng họ vẫn là sếp, vẫn hoàn thành tốt vai trò của họ ở vị trí quản lý.

>> Trả lời phỏng vấn: Có bao giờ bạn mâu thuẫn với cấp trên chưa?

Cách xử lý khéo léo khi gặp sếp nóng tính

Khi gặp phải sếp nóng tính, thường xuyên lớn tiếng, gắt gỏng với nhân viên thì bạn cần phải thích nghi, phải quen với điều đó. Đừng để bản thân mình bị tuột mood, chán nản công việc, muốn nghỉ việc khi nghe những lời trách mắng từ sếp. Thay vào đó, bạn hãy lấy đó làm động lực để mình hoàn thành công việc tốt hơn, tập trung cao độ hơn, tuân thủ deadline hơn, hoàn thành tốt KPI hơn và tất nhiên là hạn chế tối đa việc xảy ra sai sót trong công việc.

Khi thích nghi được với cách lãnh đạo của sếp khó tính, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh, thậm chí là bạn sẽ trở nên cứng cỏi, rắn rỏi hơn trong công việc. Một thời gian sau, khi nhìn lại, bạn sẽ nhận ra năng lực làm việc của bản thân mình đã được trau dồi rất nhiều, hoàn thành công việc tốt hơn, chỉn chu hơn và rất ít khi mắc phải lỗi sai trong công việc. Rồi dần dần, khi đã đủ trưởng thành, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến, sẽ tiếp tục bước chân đến những nấc thang nghề nghiệp cao hơn. Bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo. Khi đó, bạn có quyền chọn mình sẽ lãnh đạo theo phong cách nào, sẽ là leader cứng rắn hay mềm mỏng, miễn sao phong cách đó giúp bạn và các nhân viên bên dưới hoàn thành tốt công việc là được.

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Bạn Có Chấp Nhận Mức Lương Thấp Hơn Để Học Hỏi & Phát Triển Không?

Quy Định Công Ty Ngày Càng Khắt Khe Thì Phải Làm Sao?

Mức Lương Ở Công Ty Cũ Là Bao Nhiêu? – Có Nên Trả Lời Không?