Phản Biện Sao Cho Đúng, Tránh Xảy Ra Tranh Cãi?

Trong học tập, công việc, và trong cuộc sống, sẽ không tránh khỏi những lần bạn có bất đồng quan điểm với người khác, tức là khi nghe họ trình bày về một chủ đề nào đó, bạn không đồng tình với quan điểm, bạn cho rằng góc nhìn của họ chưa chính xác, chưa khách quan, còn nhiều lỗ hổng trong cách lập luận, hoặc thậm chí họ đang đi sai hướng hoàn toàn. Khi đó, kỹ năng phản biện sẽ chính là cách giúp bạn nêu ra quan điểm của mình, dù đang trái chiều, nhưng nếu bạn biết cách phản biện sao cho khéo, thì nó sẽ mang lại kết quả tích cực. Vậy phản biện sao cho đúng, tránh xảy ra tranh cãi?

>> Bất đồng quan điểm là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh?

Kỹ năng phản biện là gì?

Kỹ năng phản biện là một trong những kỹ năng mềm quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp. Khi đi học, thảo luận nhóm với bạn bè, sinh viên cũng cần phải biết cách giao tiếp và phản biện khéo léo, thì mới mang lại kết quả tốt khi teamwork. Rồi khi ra trường đi làm, chúng ta cũng sẽ thường xuyên thảo luận, phản biện với đồng nghiệp trong công việc, trong các cuộc họp, thậm chí khi làm việc với khách hàng, đối tác, nếu có những quan điểm mà bạn không đồng thuận, thì cũng cần phải khéo léo phản biện, vì đó là mối quan hệ win-win, đôi bên cùng có lợi.

Kỹ năng phản biện quan trọng như thế nào?

Sau khi hiểu rõ kỹ năng phản biện là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nó quan trọng như thế nào? Đầu tiên, phản biện sẽ giúp bạn mạnh dạn nói lên quan điểm, chính kiến của bản thân, không có tâm lý ngại ngùng, không dám phát biểu, và tất nhiên điều này hoàn toàn tốt với bạn, giúp quan điểm của mình được mọi người lắng nghe, ghi nhận, nhất là khi đó là những quan điểm chính xác, đúng đắn, mà thậm chí mọi người còn chưa nghĩ tới. Tiếp theo, kỹ năng phản biện cũng giúp bạn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bản thân, tránh trường hợp phải ngậm ngùi chịu trận, chịu đựng những điều kỳ quặc mà người khác quy định, áp đặt lên mình, chẳng hạn như khi đi làm, nếu bạn nhận thấy các quy định công ty đưa ra chưa hợp lý, gây bất lợi cho công việc hoặc có phần chèn ép nhân viên, thì lúc đó bạn cần khéo léo phản biện.

Ngoài ra, kỹ năng phản biện tốt cũng giúp bạn cân bằng cảm xúc, điều chỉnh tông giọng và cách lập luận sao cho thuyết phục, tránh để bất đồng quan điểm trở nên sâu sắc, gây ra hiểu lầm, tranh cãi, sứt mẻ mối quan hệ. Nghe có vẻ cao siêu quá, và trong thực tế không phải ai cũng có khả năng phản biện ở mức tốt như thế, nhưng nếu muốn thì bạn vẫn có thể trau dồi được. Vậy phản biện sao cho đúng, tránh để xảy ra tranh cãi?

>> Đừng nhầm lẫn phản biện và tranh cãi khi thảo luận nhóm

Phản biện sao cho đúng, tránh xảy ra tranh cãi?

Phản biện sao cho đúng, tránh xảy ra tranh cãi là điều ai cũng muốn bản thân mình làm được, nhưng lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu, rèn luyện như thế nào? Đầu tiên, bạn cần phải bình tĩnh lắng nghe toàn bộ quan điểm, đặt mình vào góc nhìn của người đối diện, để hiểu được họ đang có quan điểm thế nào, hiểu rõ, hiểu đúng, tránh việc tự dưng cắt ngang, vừa bất lịch sự, vừa chưa hiểu hết nội dung mà đối phương muốn truyền tải. Tiếp theo, khi đã có đầy đủ thông tin, thì bạn cần phải so sánh chúng với quan điểm của mình, xem có những điểm nào đang bất đồng, không trùng khớp, và ghi nhớ rõ từng ý một. Sau đó, bạn sẽ tự phân tích, đối chiếu trong đầu, cân nhắc xem với các quan điểm đang trái chiều, thì bạn đồng ý với đối phương vì thấy họ lập luận hợp lý, hay bạn không đồng ý vì cho rằng họ còn nhiều lỗ hổng khi lập luận?

Với trường hợp không đồng tình, thì bạn cần làm thêm một bước, đó chính là sắp xếp các luận điểm của mình theo trình tự hợp lý, bổ sung thêm các dẫn chứng, các luận cứ giúp tăng tính thuyết phục và giúp mọi người dễ hiểu, dễ nhìn ra điểm khác biệt, và tăng khả năng đồng tình với quan điểm của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý kết hợp ngôn ngữ cơ thể, nhất là ánh mắt và gương mặt sao cho thiện chí, rằng mình chỉ đang cùng phân tích vấn đề, tránh trường hợp để mọi người hiểu lầm rằng bạn đang tranh cãi, đang xem thường, không tôn trọng quan điểm của họ.

Dĩ hoà vi quý, nói không với phản biện có được không?

Phản biện khó quá, rèn luyện kỹ năng phản biện mệt quá, mà cũng tiềm ẩn rủi ro gây mích lòng mọi người nếu như bạn nói không khéo, vậy thì dĩ hoà vi quý, nói không với phản biện có được không? Nói không với phản biện thật ra là một điều không tốt, mặc dù thoạt nghĩ thì bạn có thể nhận định rằng như vậy thì mình sẽ không bao giờ xích mích với ai, nhưng chính điều đó sẽ khiến bạn lúc nào cũng khép nép, không dám phản đối ai, luôn phải im lặng chịu trận, đồng tình với những điều mà mình đang cảm thấy vô lý, không đúng đắn, và tất nhiên chúng sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường khác, vừa ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, vừa phải đối mặt với những kết quả mà mình không mong muốn. Tóm lại, nếu trong quá trình trao đổi, thảo luận thông tin, mà bạn có những quan điểm trái chiều, không đồng tình, thì hãy mạnh dạn phản biện theo hướng xây dựng, góp ý, đừng sợ bị mọi người xích mích, để bụng, vì mình đâu có làm gì sai, mình vẫn tôn trọng quan điểm của họ, chỉ đơn thuần là mình cần cùng nhau tranh biện để chốt phương án tốt nhất thôi.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu được kỹ năng phản biện là gì, quan trọng thế nào, nắm được cách phản biện sao cho đúng, tránh để xảy ra tranh cãi. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Tư duy phản biện giúp ích thế nào cho sinh viên trong học tập?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?