Sinh Viên Bị OverThinking Thì Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Overthinking là cụm từ đang được sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay, ám chỉ những người hay suy nghĩ nhiều, nghĩ quá và làm phức tạp mọi chuyện hơn mức bình thường. Càng bị overthinking nặng, thì càng dễ đối mặt với chuyện bị stress, áp lực, dễ dẫn tới các suy nghĩ & hành động tiêu cực. Sinh viên bị overthinking thì phải làm sao để khắc phục? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Overthinking có phải là bệnh không?

Nhiều người mặc định rằng overthinking là một bệnh lý, cần phải sớm chữa trị, phải đi gặp bác sĩ tâm lý, phải cố gắng nghỉ ngơi, điều trị để sớm thoát khỏi căn bệnh này. Nhưng liệu overthinking có phải là bệnh không? Overthinking dịch sang Tiếng Việt nghĩa là suy nghĩ nhiều, nghĩ quá hơn so với mức bình thường, khi gặp các vấn đề cho dù nhỏ/đơn giản, thì họ cũng tự làm cho mọi việc nghiêm trọng & phức tạp hơn.

Thật ra, suy nghĩ nhiều là điều cần thiết, nó sẽ giúp bạn hạn chế rơi vào các tình huống vạ miệng, hoặc có những hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ, gây nên nhiều tai hại mà bạn chưa lường trước được. Tức là chuyện suy nghĩ nhiều, suy nghĩ kỹ trước khi nói & hành động cũng là điều cần thiết, là chuyện mà bạn nên làm, nó cũng mang lại tác động tích cực nếu bạn biết cách kiểm soát, áp dụng đúng lúc, đúng nơi. Tuy nhiên, khi để mình luôn ở trong trạng thái overthinking thì đây lại là vấn đề lớn, nếu không sớm khắc phục thì sẽ mang lại nhiều hệ luỵ khôn lường, tác động tiêu cực, ảnh hưởng không tốt tới tinh thần và tâm lý.

Nhưng để nói đây là bệnh thì cũng chưa hẳn, chỉ là bạn đang có bất ổn về tâm lý, thường rơi vào trạng thái lo âu, suy nghĩ nhiều quá mức. Chúng ta nên xem overthinking là vấn đề cần phải kiểm soát, chứ không nên nghĩ đó là bệnh, và không nên đối xử với người overthinking như bệnh nhân, như người đang mắc bệnh, vì điều đó sẽ khiến họ tự ti, suy nghĩ tiêu cực và tình trạng có thể tệ hơn.

Vì sao sinh viên lại bị overthinking?

Overthinking có thể xảy ra với bất kỳ ai, cả người đã đi làm lâu năm, mới ra trường đi làm, và cả học sinh/sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng có thể rơi vào trạng thái này. Đối với sinh viên thì nguyên nhân overthinking có thể đến từ 2 vấn đề thường gặp sau:

  • Đầu tiên, có thể là áp lực hay biến cố từ phía gia đình, bị ba mẹ thường xuyên trách mắng hoặc không dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến các em phải lăn tăn suy nghĩ rất nhiều về tương lai, về chuyện cơm áo gạo tiền dù mình vẫn còn nhỏ, vẫn đang trong độ tuổi ăn học.
  • Nguyên nhân tiếp theo có thể tới từ áp lực học hành, thi cử, điểm số, khi phải đối diện với những kiến thức rất nặng và phức tạp ở đại học, càng lúc càng khó hơn, dù cũng ráng học nhưng vẫn chưa hiểu bài, bị điểm kém, rớt môn, điều đó sẽ dẫn tới stress và có thể kéo theo chuyện overthinking, lo lắng lung tung.

Sinh viên bị overthinking thì phải làm sao để khắc phục?

Khi bị overthinking, đương nhiên điều đó sẽ khiến sinh viên lúc nào cũng bị nặng đầu, cảm thấy mệt mỏi, lùng bùng đầu óc, khó lòng tập trung học, nhiều khi đang nghe giảng mà lại mải nghĩ sang chuyện này chuyện kia, lại khiến các em thấy đau đầu hơn, thì làm sao mà tiếp thu kiến thức, làm sao mà học tốt được? Chính vì thế, nếu sinh viên đang bị overthinking hoặc thấy bạn bè mình đang rơi vào tình trạng ấy, thì cần sớm cùng nhau khắc phục, tránh để chuyện này kéo dài lâu sẽ kéo kết quả học đi xuống rất nhiều. Vậy sinh viên bị overthinking thì phải làm sao để khắc phục?

Khi bị overthinking, sinh viên nên dành thời gian để nghỉ ngơi, relax, để cho đầu óc mình được thư thả, bình tâm lại, gác hết những bộn bề suy nghĩ đang vây quanh mình suốt những ngày qua. Tiếp theo, các em cần tập cách suy nghĩ đơn giản hơn cho các vấn đề, những gì chưa chắc hoặc chưa có cơ sở rõ ràng thì không nên quá bận tâm hay suy diễn thêm. Chẳng hạn như bạn bè hẹn đi cafe lúc 8h, nhưng 8h15 họ mới tới và nói rằng do họ bị kẹt xe, thì các em cứ tin như vậy đi, vì mình cũng đâu có bằng chứng là do họ cố tình delay, dây thun đâu, mà trễ 15ph cũng là điều không quá to tát, chẳng lẽ bây giờ lại bới móc cho lớn lên rồi cãi nhau hay nghỉ chơi?

Ngoài ra, sinh viên cũng nên tập cách nhìn nhận dưới cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, chứ không nên chỉ chăm chăm vào mặt tiêu cực của vấn đề rồi suy nghĩ nhiều xong lại rơi vào bế tắc. Chẳng hạn như khi bị rớt môn, thay vì chỉ tiêu cực rằng do mình yếu kém, vô dụng, thì hãy nghĩ rằng đó là hồi chuông cảnh tỉnh để bản thân phải học hành nghiêm túc hơn, chăm chỉ hơn, tránh để lại bị điểm kém trong tương lai. Đồng thời, bây giờ bị rớt môn phải học lại môn đó cũng có khía cạnh tích cực là giúp các em nắm vững kiến thức môn học hơn, nhất là với các môn chuyên ngành liên quan tới công việc sau này.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng sinh viên bị overthinking thì phải làm sao để khắc phục? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Có nên bận tâm rằng người khác nghĩ gì về mình không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?