Đạo văn là điều mà giảng viên cực kỳ không thích và sẽ có nhiều biện pháp để kỷ luật nặng tay với những trường hợp sinh viên cố tình vi phạm. Liên quan tới chủ đề này, nhiều bạn sinh viên lăn tăn rằng nếu muốn tránh đạo văn thì phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Bài tiểu luận giống bao nhiêu % thì được gọi là đạo văn?
Đạo văn là gì, bị phạt thế nào?
Khi sinh viên lên đại học sẽ thường xuyên được giảng viên giao cho làm những bài tiểu luận, giống như một cái bài luận văn ngắn khoảng tầm 10-15 trang, có thể làm cá nhân hoặc theo nhóm nữa, thì một điều tối kỵ mà những giảng viên thật sự không thích một chút nào, hoặc nhiều trường đại học cũng đưa vào nội quy của trường luôn. Tức là nếu sinh viên đạo văn thì sẽ bị trừ điểm rất nặng, thậm chí có thể bị kỷ luật cảnh cáo theo quy định của từng trường.
Đạo văn là trường hợp khi mà kiểm tra bài làm của mình thấy là có tầm 50% hoặc 70% trở lên toàn là những kiến thức đã có sẵn ở trên mạng, dựa trên cái công nghệ ai hoặc dựa trên các phần mềm check đạo văn, nếu mà trả về kết quả là trùng khớp quá nhiều như vậy, thì khả năng rất cao sẽ bị hủy bài làm, bị 0 điểm cho bài tiểu luận, và nhiều khả năng sẽ bị cảnh cáo từ phía nhà trường. Nói chung sẽ có rất nhiều hệ luỵ khi sinh viên bị bắt đạo văn, vừa bị 0 điểm, vừa bị kỷ luật, vừa ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập, vậy sinh viên muốn tránh đạo văn thì phải làm sao?
>> Sinh viên đạo văn và những hậu quả khôn lường, bị đuổi học?
Sinh viên muốn tránh đạo văn thì phải làm sao?
Đồng ý rằng vẫn có một số bạn sinh viên cố tình đạo văn, lấy những bài mẫu ở trên mạng này kia, và mình xào nấu lại, đổi vị trí thứ tự rồi thêm bớt này kia, thêm mắm thêm muối cho thành bài làm của mình. Tuy nhiên, đa số sinh viên sẽ không có ý định mạo hiểm như vậy, nên các em cũng lăn tăn, sợ rằng mình ngay thẳng nhưng lỡ đâu bài làm của mình lại mắc vấn đề gì, bị các phần mềm trả kết quả đạo văn thì làm sao để tránh?
Quan ngại này tới từ việc sinh viên thường tham khảo các bài làm trên mạng trước để nắm vững kiến thức hơn, hoặc tham khảo các phần định nghĩa về kiến thức để trích dẫn trong bài, nên sợ rằng lỡ đâu những thông tin đó sẽ bị quét đạo văn, hoặc bài làm bị tương đồng khá nhiều, thì sẽ tránh bằng cách nào? Cách tốt nhất là sinh viên chỉ nên tham khảo những phần định nghĩa để trích dẫn ra 100% nguyên văn, khi đưa những cái đó vô bài làm thì hãy nhớ trích dẫn nguồn đầy đủ là được, chúng sẽ không bị tính là đạo văn, mà đơn thuần là 1 điều cần thiết & bình thường ở các bài tiểu luận, đương nhiên phải trích nguyên văn, chứ định nghĩa, định lý làm sao mà tự viết theo cách khác được?
Còn những phần liên quan tới phân tích, xử lý số liệu, rồi đưa ra giải pháp thì sinh viên nên tự viết 100% theo cách viết, cách hiểu, cách nghĩ của mình, cả bản thân mình lẫn những bạn thành viên khác ở trong nhóm phải cùng nhau làm rõ những tư tưởng đó ngay từ đầu. Tại vì nếu làm tiểu luận nhóm mà mình là một người tự làm bài, nhưng trong nhóm lại có bạn A, bạn B, bạn C lại tham khảo quá nhiều ở trên mạng, thì nhiều khả năng là nó cũng sẽ khiến cho bài làm chung của cả nhóm bị đánh giá là đạo văn luôn. Vì vậy, bên cạnh việc chính bản thân mình cố gắng tự làm bài, thì cũng cần lưu ý luôn cho những bạn khác trong nhóm là đừng có sao chép hay copy quá nhiều ở trên mạng, mắc công cái bài của cả nhóm bị dính đạo văn, thì nó cũng sẽ liên đới ảnh hưởng không tốt tới các thành viên trong nhóm. Đồng thời, để tránh đạo văn thì sinh viên cũng nên thống nhất với cả nhóm rằng nếu bạn nào chưa tự tin, chưa vững kiến thức trong phần bài làm thì hãy mạnh dạn hỏi để các bạn khác cùng hỗ trợ, giải đáp, chứ đừng copy trên mạng về.
Bài viết này đã điểm qua một số giải pháp giúp sinh viên tránh đạo văn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Muốn viết văn điểm cao, sinh viên phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.