Bài Tiểu Luận Giống Bao Nhiêu % Thì Được Gọi Là Đạo Văn?

Đạo văn là một thuật ngữ đang khá phổ biến hiện nay, nhất là trong học đường, ở trường đại học, khi sinh viên phải làm rất nhiều bài tiểu luận, cộng thêm khoá luận tốt nghiệp trước khi ra trường. Đa phần những bài này sẽ đòi hỏi các em phải tìm kiếm, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, rồi dựa vào kiến thức của mình để tự viết luận, thường có độ dài lên đến khoảng 15-20 trang. Chính vì thế, các em sẽ khó lòng kiểm soát được toàn bộ nội dung bài làm, một số sinh viên cực kỳ lo ngại rằng mình bị quy chụp là đạo văn, khi lỡ có nhiều thông tin lý thuyết do mình tìm kiếm trên mạng rồi đưa vào bài làm. Vậy bài tiểu luận giống bao nhiêu % thì được gọi là đạo văn?

>> Cách sử dụng Chat GPT để sinh viên học tốt hơn

Đạo văn là gì?

Đạo văn là trường hợp sao chép, đạo nhái toàn bộ hoặc một phần nội dung các bài luận văn, bài phân tích chuyên môn, nghiên cứu khoa học của người khác, rồi xào nấu, biên soạn, chỉnh sửa lại cho có sự khác biệt, rồi tự nhận đó là bài làm của mình, là chất xám do mình tạo ra. Đây là một hành vi sai trái, ăn cắp trắng trợn chất xám của người khác, và đáng bị lên án, nhất là trong môi trường học đường, khi chúng ta đang đề cao tinh thần học làm người tử tế trước khi tính tới chuyện học tập để mình tài giỏi giỏi. Dẫu biết đạo văn là hành vi sai trái, nhưng có một bộ phận sinh viên vì chưa vững kiến thức, mơ hồ về nội dung môn học, không đủ khả năng tự làm bài tiểu luận, nên đã bất chấp đạo văn, lấy cắp nội dung, ý tưởng của những tài liệu tham khảo có sẵn trên mạng, hoặc các nguồn tài liệu khác, với hy vọng rằng sẽ không bị thầy cô phát hiện.

Đạo văn tiềm ẩn những tác hại và rủi ro gì?

Nhưng trong thực tế, cái kim trong bọc sẽ có ngày lộ ra, những điều sai trái sẽ khó lòng giấu mãi được. Vậy đạo văn tiềm ẩn những tác hại và rủi ro gì? Đầu tiên, nó sẽ khiến sinh viên luôn trong trạng thái tâm lý lo sợ, căng thẳng, vì lo rằng mình sẽ bị giảng viên phát hiện ra hành vi đạo văn, vì hiện nay có rất nhiều phần mềm uy tín để kiểm tra, check xem các bài tiểu luận của sinh viên có đạo văn, sao chép ý tưởng của người khác không, và còn soi được cụ thể rằng bài làm của các em giống bao nhiêu % so với các nguồn tài liệu tham khảo đã có sẵn.

Tiếp theo, hành vi đạo văn cũng chính là một hình thức giấu dốt, tức là các em biết rõ năng lực học tập của mình còn yếu kém, mình chưa hiểu bài, chưa nắm vững kiến thức, không đủ khả năng để tự làm một bài tiểu luận trọn vẹn từ đầu đến cuối, nên đã nghĩ đến chuyện vay mượn ý tưởng, đạo văn, xào nấu lại nội dung từ các bài làm của người khác để nộp lại cho thầy cô cho qua chuyện. Nếu điều này vẫn tiếp tục kéo dài, thì các em sẽ ngày càng yếu kém hơn, lỗ hổng kiến thức càng lớn hơn, phải đối mặt với rủi ro điểm kém, rớt mô, rồi sau này ra trường xin việc mà chưa nắm vững kiến thức thì cũng khó lòng được công ty nhận vào làm việc, liên tục bị trượt phỏng vấn vì chưa vững kiến thức chuyên ngành.

Tất nhiên, hành vi đạo văn cũng tiềm ẩn rủi ro khôn lường khi sinh viên bị giảng viên phát hiện. Đầu tiên, sinh viên sẽ ngay lập tức nhận điểm 0 cho bài tiểu luận đó, điều này đồng nghĩa với điểm trung bình môn học của các em sẽ bị kéo xuống rất nhiều, và có rủi ro bị rớt môn. Tiếp theo, sinh viên sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật, cảnh cáo hoặc có thể nặng hơn, vì đã có hành vi đạo văn, sao chép chất xám của người khác. Ngoài ra, khi bị gán mác đạo văn, sinh viên cũng sẽ mang tâm lý xấu hổ, không dám đối diện với phụ huynh, gia đình và bạn bè xung quanh. Rất nhiều tác hại và rủi ro mà chẳng sinh viên nào mong muốn mình phải đối mặt, vậy bài tiểu luận giống bao nhiêu % thì được gọi là đạo văn?

>> Sinh viên đạo văn và những hậu quả khôn lường, bị đuổi học?

Bài tiểu luận giống bao nhiêu % thì được gọi là đạo văn?

Để kết luận rằng bài tiểu luận có đạo văn hay không, thì cần có bằng chứng cụ thể, số liệu rõ ràng, chứ giảng viên sẽ không thể nói suông, quy chụp một cách cảm tính, rằng họ thấy nội dung bài làm quen quen, hình như giống với bài tiểu luận của anh chị khoá trước. Với kinh nghiệm chấm bài tiểu luận của mình, giảng viên sẽ không bao giờ kết luận đạo văn một cách cảm tính như thế, thay vào đó, họ sẽ sử dụng các phần mềm check/kiểm tra đạo văn, kiểm tra % giống nhau của bài tiểu luận với các nguồn tài liệu đa dạng được lập trình sẵn. Vậy bài tiểu luận giống bao nhiêu % thì được gọi là đạo văn?

Sẽ khó lòng xác định chính xác rằng bài tiểu luận giống bao nhiêu % thì được gọi là đạo văn, vì điều này còn phụ thuộc vào quy định riêng của từng trường, và quan điểm riêng của từng giảng viên. Nếu cần ước lượng một con số chung để tham khảo, thì bài tiểu luận giống khoảng 30% trở lên sẽ được gọi là đạo văn, tức là chỉ cần khoảng 1/3 bài làm được xác định rằng có nội dung tương đồng, có tính sao chép từ các nguồn tài liệu/tài nguyên có sẵn từ trước, thì sẽ bị kết luận là đạo văn. Đây là một con số cũng khá thuyết phục, nếu sinh viên tự làm bài, không có chủ đích sao chép ý tưởng, thì tại sao lại có đến tận 1/3 nội dung bài tiểu luận tương đồng với các nguồn tài liệu khác, sao lại có sự trùng hợp đến vậy?

Nếu sinh viên bị phát hiện là đạo văn thì xử lý thế nào?

Nếu lỡ dấn thân vào con đường đạo văn, dù là nhiều lần hay chỉ mới lần đầu tiên, thì sinh viên cũng đều bị xử lý như nhau nếu như bị phát hiện. Đầu tiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới điểm số của các em, cụ thể là điểm 0 cho bài tiểu luận, kéo điểm trung bình môn học xuống và phải đối mặt với rủi ro rớt môn nếu điểm môn học bị kéo xuống dưới trung bình. Ngoài ra, tuỳ theo quy định của từng trường, sẽ có những hình thức xử lý kỷ luật khi sinh viên vi phạm nội quy trường học, có hành vi đạo văn, thiếu trung thực, gian dối trong học tập.

Đó là trong trường hợp các em thật sự có lỗi sai, có đạo văn và đã bị bắt đúng người, đúng lỗi. Tuy nhiên, nếu sinh viên bị bắt oan, tức là mình tự làm bài tiểu luận, chỉ tham khảo một số thông tin lý thuyết trên mạng để áp dụng vào bài làm, nhưng phần mềm đạo văn lại cho ra kết quả % giống khá nhiều, thì các em vẫn có quyền phản đối, vì máy móc chưa chắc lúc nào cũng chính xác 100%, nhưng khi đó, các em phải tự tìm cách chứng minh với giảng viên rằng bài tiểu luận này do chính mình tự làm, không hề có hành vi sao chép, đạo văn từ các nguồn tài liệu khác.

Một trong những cách chứng minh hữu hiệu nhất chính là các em hãy tự soạn lại một bài tiểu luận khác, dựa trên vốn kiến thức mình đang có, mức độ hiểu bài của chính mình, và nhớ lại những nội dung do mình đã tự làm trong bài luận cũ. Chính giảng viên sẽ là người ngồi kế bên để quan sát, đảm bảo các em không có tài liệu nào xung quanh để sao chép, sau đó, sẽ so sánh với bài luận cũ của các em, vậy là đủ để chứng minh rằng mình trong sạch, không đạo văn. Bản chất bài tiểu luận cũ do đích thân các em làm, nên mình hoàn toàn có thể tự làm lại một bài mới, điều này không quá khó.

>> Gian lận điểm số ở đại học và cái kết không vui

Cách làm tiểu luận để tránh bị kết luận là đạo văn

Sau khi tìm hiểu đạo văn là gì, bài tiểu luận giống bao nhiêu % thì được gọi là đạo văn, và cách xử lý khi bị phát hiện đạo văn. Thì có không ít sinh viên tiếp tục thắc mắc rằng liệu có cách làm tiểu luận như thế nào để tránh bị kết luận là đạo văn không? Câu trả lời là có – Cách duy nhất chính là cây ngay không sợ chết đứng, khi các em trong sạch, không làm gì sai, thì chẳng ai quy chụp mình là đạo văn được, đơn cử là trường hợp bị oan ở phần trước, sinh viên vẫn có thể tự chứng minh rằng mình không hề đạo văn. Bên cạnh đó, để tránh bị kết luận là đạo văn, sinh viên cũng cần lưu ý rằng nếu có tham khảo các cơ sở lý thuyết, thì mình cũng nên hạn chế, tránh trường hợp ghi chép lại y nguyên, mà cần tự soạn lại theo cách hiểu của mình, trừ khi đó là những câu định nghĩa/định lý cần trích dẫn nguyên văn. Ngoài ra, các em cũng không nên mượn bài làm của bạn bè xung quanh để tham khảo, vì nhiều khi mình đọc xong thì các nội dung đó lỡ in vào trong đầu, tới khi mình tự làm bài thì lại tự dưng viết ra những nội dung ấy, xong lại phải đối mặt với rủi ro bị gán mác là đạo văn.

Tóm lại, khi sinh viên có ý thức tự giác làm bài tiểu luận dựa trên khả năng hiểu bài và lượng kiến thức mà mình đang nắm, thì sẽ không lo rằng mình bị kết luận là đạo văn, bất kể bài làm giống bao nhiêu % với kết quả xuất ra từ các phần mềm check đạo văn. Vì sinh viên hoàn toàn có thể chứng minh sự trong sạch nếu mình thật sự trong sạch. Đừng quá lo lắng rằng mình sẽ bị oan, nhiệm vụ của các em chỉ cần tập trung học tốt, dành toàn tâm toàn ý cho bài làm của mình thôi.

>> 6 lưu ý để sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?