Tạo Group Chat Nói Xấu Sếp Tiềm Ẩn Những Rủi Ro Gì?

Khi làm việc, chúng ta thường sẽ dễ dàng thân thiết với đồng nghiệp, phối hợp ăn ý với nhau trong công việc, và cảm thấy cực kỳ thoải mái khi tiếp xúc, nói chuyện, làm việc cùng đồng nghiệp. Tuy nhiên, giữa bạn và sếp, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thường có khoảng cách, ít khi nói chuyện tương tác, và bạn cũng khó lòng hiểu được ý sếp, nhiều lúc còn làm sai vì hiểu sai yêu cầu của sếp, rồi bị trách mắng. Chính vì sự nghiêm khắc, khó tính của sếp cũng khiến nhân viên cảm thấy khó gần, thậm chí có những người còn ghét sếp, ngoài mặt cười nói vui vẻ, nhưng sau lưng lại tụ tập nói xấu, thậm chí còn tạo group chat nói xấu sếp. Dẫu biết rằng đó là hành vi không nên, nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều group chat như thế, điều đó tiềm ẩn những rủi ro gì?

>> Cấp trên nói 2 lời, trước sau bất nhất thì phải làm sao?

Lo nói xấu sếp, tiêu cực, không tập trung làm việc

Mỗi ngày, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 8 tiếng để tập trung xử lý công việc, nhưng hầu như công việc lúc nào cũng kéo đến dồn dập, liên tục, hoặc thậm chí ngay từ đầu tháng, nhận KPI, target ở trên giao xuống là bạn cũng thấy mệt mỏi, áp lực rồi. Để hoàn thành tốt những việc được giao, đạt KPI, đúng deadline, đảm bảo chất lượng công việc, thì tất nhiên chúng ta cần tập trung cao độ và nghiêm túc làm việc. Nhưng khi bạn bị lậm vào những group chat tiêu cực, thì lúc nào cũng lo nói xấu sếp, thấy người này người kia than thở thì bạn cũng vào group than theo, nói xấu sếp liên tục, với tần suất ngày càng nhiều hơn, và tất nhiên điều đó sẽ khiến cho bạn ngày càng tiêu cực hơn, và cũng bị phân tâm, xao nhãng, không tập trung làm việc, kéo kết quả làm việc đi xuống, lại bị sếp trách mắng, rồi càng ghét sếp hơn.

Bị đồng nghiệp chụp màn hình tin nhắn nói xấu sếp

Bạn có chắc rằng trong group chat đó tất cả mọi người đều đồng lòng nói xấu sếp, hay lỡ lọt vào 1-2 thanh niên nghiêm túc, nằm vùng trong group, lâu lâu thả tim, chứ không tương tác gì nhiều, trái lại, họ sẽ canh me chụp màn hình những tin nhắn nói xấu sếp của bạn, và một ngày nào đó những hình ảnh đó sẽ bị lộ ra, truyền tới sếp thì sẽ thế nào? Hoặc có thể hiện tại không có vấn đề gì xảy ra, đồng nghiệp trong group vẫn cực kỳ đoàn kết, tương tác, nói xấu sếp cho sướng miệng, nhưng lỡ sau này bạn có xích mích với một ai đó, hoặc họ cố tình muốn hạ bệ bạn, muốn bạn gặp phốt để bị đuổi khỏi công ty, thì có khả năng họ sẽ chụp màn hình những tin nhắn nói xấu của bạn và truyền thẳng tới cho sếp. Đây thật sự là một rủi ro cực lớn mà bạn cần lưu ý, và đối với những ai còn muốn làm việc lâu dài với công ty, thì không nên để mình rơi vào trường hợp ấy.

>> Làm sao để thoát khỏi tâm lý sợ sếp, rén cấp trên?

Bị sếp phát hiện, kiểm điểm và giải tán group chat

Cho dù không có ai chụp màn hình, nhưng với trực giác, kinh nghiệm và trải nghiệm làm việc lâu năm của sếp, thì họ cũng có khả năng sẽ phát hiện ra những group chat do nhân viên lập ra để nói xấu mình, nói xấu luôn cả công ty. Cũng chẳng có gì quá khó, chỉ cần sếp đi qua đi lại, hoặc xuất hiện một cách bất chợt, mà thấy nhân viên tự nhiên giật mình, lấm la lấm lét, nhanh chóng chuyển tab, tắt màn hình tin nhắn, thì biết ngay là có chuyện gì mờ ám đang xảy ra, sếp chỉ cần yêu cầu bạn mở lại đoạn tin nhắn đang dang dở, thì sẽ bắt tại trận. Khi bị sếp phát hiện, tất nhiên group chat nói xấu ấy sẽ bị giải tán ngay, và các thành viên trong nhóm đều sẽ bị kiểm điểm, thậm chí, nếu trường hợp nghiêm trọng, nói xấu sếp bằng những từ ngữ dung tục, trù ẻo, dựng chuyện vô căn cứ, hạ thấp danh dự, chà đạp nhân phẩm của sếp, thì khả năng cao rằng nhân viên sẽ bị đuổi việc, vừa vi phạm đạo đức, vừa không tôn trọng cấp trên.

Bị sếp ghét, khó lòng làm việc chung trong tương lai

Nếu bạn chưa bị kỷ luật nặng tới nỗi bị sa thải, thì thật sự chuyện bị sếp phát hiện group chat nói xấu cũng đã trở thành một ấn tượng cực kỳ tệ, khó lòng xoá bỏ để hoà giải êm đềm với sếp, thậm chí có khi còn bị sếp ghét, gây khó dễ, khó lòng làm việc chung trong tương lai. Hiện tại, bạn đang thấy sếp khó tính thế nào, thì sau khi bị phát hiện vụ group chat, sếp sẽ còn khó khăn với bạn hơn gấp bội, khi đó, mỗi ngày đi làm gặp sếp sẽ cực kỳ mệt mỏi, căng thẳng, áp lực. Đây là rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra, bạn cần nhận thức được điều này để sớm giải tán group chat, hoặc rời nhóm trước khi quá muộn, dù gì thì họ cũng là cấp trên của mình, khó tính để công việc được hoàn thành tốt hơn, chứ sếp đâu có ghét bạn.

>> Cãi nhau, xích mích với cấp trên khi đi làm thì phải làm sao?

Bạn phải chịu trách nhiệm với những lời mình nói ra

Rủi ro cuối cùng mà bạn có thể phải đối mặt khi tạo group chat nói xấu sếp chính là bạn phải chịu trách nhiệm với những lời mình nói ra, nếu điều đó xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, nhất là những người làm ăn kinh doanh có địa vị và nhiều mối quan hệ như sếp, thì những lời nói của bạn có thể tác động xấu tới uy tín của họ, gây ra những bất lợi, thiệt hại về tài chính, bị họ thưa kiện, thì bạn phải lãnh đủ. Những gì bạn nhắn ra chính là bằng chứng để buộc tội bạn sau này nếu lỡ xảy ra những hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng liên quan tới những lời nói xấu ấy.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn khi nhân viên tạo group chat nói xấu sếp. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Đi làm bị cấp trên chê thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý