Từ Kiến Thức Lý Thuyết Đến Công Việc Thực Tiễn Cách Nhau Bao Xa?

Trong 4 năm đại học, sinh viên sẽ được tiếp xúc với rất nhiều kiến thức lý thuyết liên quan tới chuyên ngành của mình, lĩnh vực mà mình sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Trong quá trình học, có một điều được đông đảo sinh viên thắc mắc chính là liệu những kiến thức ấy sẽ được ứng dụng thế nào trong thực tế, từ kiến thức lý thuyết đến công việc thực tiễn sẽ cách nhau bao xa? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Hậu quả khôn lường khi sinh viên đại học mắc bệnh thành tích

Kiến thức lý thuyết là gì?

Kiến thức lý thuyết là những nội dung được giảng dạy trên trường lớp, hoặc được biên soạn trong sách vở, đã được nghiên cứu, đúc kết và xác thực. Trước khi nghĩ tới chuyện làm được việc trong thực tế, hoặc gặt hái được những thành công trong công việc, thì điều kiện tiên quyết là bạn phải đi học, mở mang kiến thức, để mình vững vàng lý thuyết, ít nhất là trong lĩnh vực chuyên ngành mà mình đang theo đuổi. Kiến thức lý thuyết thường sẽ có tính khô khan, khó nuốt, đòi hỏi sinh viên phải cực kỳ tập trung, cố gắng, và chăm chỉ ôn bài, làm bài tập về nhà thì mới nắm vững và ghi nhớ lâu.

Lý thuyết khác thế nào so với thực tiễn?

Trong suốt quá trình học tập từ khi còn nhỏ, cho tới tận đại học, không ít học sinh/sinh viên thắc mắc, đặt dấu chấm hỏi lớn rằng lý thuyết khác thế nào so với thực tiễn? Tuỳ từng trường hợp thực tế mà chúng ta sẽ có kết luận khác nhau, nhưng thông thường, kiến thức mà học sinh/sinh viên tiếp thu trên trường lớp sẽ giống/tương đồng khoảng 50% – 60% so với thực tiễn, 40% – 50% còn lại sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, trải nghiệm và khả năng linh hoạt ứng dụng, áp dụng các kiến thức lý thuyết vào công việc thực tế của mỗi người. Tức là lý thuyết sẽ không giống hoàn toàn với thực tiễn, nhưng cũng không đến nỗi là một trời một vực, mà nó vẫn có sự tương đồng với nhau khoảng 50% – 60%. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem việc nắm vững kiến thức lý thuyết quan trọng như thế nào, nhất là các kiến thức chuyên ngành.

>> Lên đại học tính điểm thế nào, sinh viên lưu ý gì để điểm cao?

Nắm vững kiến thức lý thuyết quan trọng thế nào?

Kiến thức lý thuyết chính là nền tảng cực kỳ quan trọng giúp bạn hoàn thành tốt công việc khi đi làm. Cho dù bạn có cực kỳ thông minh, nhạy bén, chăm chỉ, thành thạo nhiều kỹ năng mềm, nhưng lại chưa nắm vững kiến thức, mơ hồ về chuyên môn, thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc, thậm chí có thể dẫn tới việc đi sai hướng, làm việc sai cách, đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng xấu tới kết quả công việc, gây ra nhiều sai sót và hậu quả cho công ty. Vậy là tự dưng thấy mình cũng ổn, cũng chăm chỉ, mà cuối cùng lại thành “báo con”, gây ra thiệt hại trong công việc thực tế vì bản thân chưa nắm vững kiến thức lý thuyết, chưa nắm vững chuyên môn công việc.

Điều này cũng lý giải vì sao chúng ta phải trải qua 12 năm đèn sách ở trường trung học/phổ thông, rồi lại phải tiếp tục trải qua khoảng 4 năm đại học để trau dồi, tích luỹ thêm kiến thức chuyên ngành, vì thật sự đó là nền tảng rất quan trọng, bất kỳ ai cũng cần phải đề cao tinh thần học hỏi, không ngừng cập nhật, trau dồi thêm kiến thức lý thuyết, thì mới có thể nâng cao năng lực bản thân, tăng khả năng hoàn thành tốt công việc và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Từ kiến thức lý thuyết đến công việc thực tiễn cách nhau bao xa?

Sau khi nắm được kiến thức lý thuyết là gì, quan trọng như thế nào, thì chúng ta sẽ cùng giải đáp xem từ kiến thức lý thuyết đến công việc thực tiễn cách nhau bao xa? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào quan điểm riêng và trải nghiệm thực tế của mỗi người tuy nhiên, nếu so sánh một cách tương đối, thì việc nắm vững kiến thức lý thuyết sẽ giúp bạn nắm được 50% cơ hội hoàn thành tốt công việc, phần còn lại phụ thuộc vào chuyện bạn linh hoạt ứng dụng chúng vào trong thực tiễn như thế nào? Như bạn thấy, kiến thức lý thuyết thường sẽ cách công việc thực tiễn một nửa chặng đường, tuy nhiên, vẫn có cách giúp bạn rút ngắn khoảng cách này, giúp lý thuyết đến gần hơn với thực tiễn. Đó chính là bạn hãy chủ động thực hành, ứng dụng những gì đã được học vào trong thực tế. Thông thường, trong chương trình giảng dạy ở đại học, giảng viên cũng thường tạo rất nhiều cơ hội cho sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu sâu về kiến thức môn học và ứng dụng chúng vào trong các ví dụ thực tiễn. Bên cạnh đó, các em cũng có thể chủ động trong việc này. Vậy sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn như thế nào?

>> Sinh viên thấy mình học dốt quá thì có nên học nhóm không?

Sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn như thế nào?

Có rất nhiều cách khác nhau để sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, dưới đây là một số cách thường gặp:

  • Năng nổ, tích cực trong những lần làm bài thuyết trình nhóm/tiểu luận nhóm, đó sẽ là cơ hội lớn để sinh viên tìm hiểu sâu về kiến thức lý thuyết, kèm theo các ví dụ thực tiễn để tăng khả năng ứng dụng;
  • Chủ động đọc thêm tài liệu chuyên ngành nâng cao, tìm hiểu thêm các ví dụ thực tiễn liên quan tới kiến thức lý thuyết đã học, từ đó, các em vừa hiểu rõ kiến thức, vừa nắm được cách ứng dụng chúng vào thực tế;
  • Chủ động phát biểu, nêu ý kiến, thắc mắc trong giờ học ở những phần kiến thức lý thuyết mà mình chưa rõ, để được giảng viên đưa ra thêm các ví dụ thực tiễn, vừa hiểu bài hơn, vừa biết các trường hợp để ứng dụng kiến thức;
  • Tham gia các CLB liên quan tới chuyên ngành, giúp sinh viên có cơ hội được thực hành các kiến thức đã học, đã biết vào trong các tình huống thực tế, và được tiếp xúc với nhiều bạn, nhiều anh chị khoá trên cùng ngành để học hỏi, trau dồi thêm được nhiều điều hữu ích cho bản thân;
  • Đi làm thêm part time các công việc có liên quan tới chuyên ngành, đây sẽ là cơ hội rất tốt để sinh viên ứng dụng các kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt;
  • Đi thực tập các vị trí liên quan tới chuyên ngành, sinh viên sẽ được tiếp xúc, làm quen với các công việc thực tiễn mà mình sẽ đảm nhiệm sau này, vừa tích luỹ kinh nghiệm làm việc, vừa được thực hành các kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn, vừa có cơ hội được công ty giữ lại sau kỳ thực tập nếu hoàn thành tốt công việc.

Bên cạnh các giải pháp trên, thì từng sinh viên có thể sẽ tự có những cách khác nhau để giúp mình ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, miễn sao các em thấy hiệu quả và phù hợp với mình là được. Bài viết này đã giúp bạn hiểu được kiến thức lý thuyết là gì, đồng thời, giải đáp băn khoăn rằng từ kiến thức lý thuyết đến công việc thực tiễn cách nhau bao xa? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Học hoài mà không thuộc bài thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Sinh Viên Bảo Lưu Vì Bị Ốm Nhập Viện Có Được Không?

Học Kế Toán Làm Kinh Doanh Quốc Tế Có Được Không?

Có Cần Nộp Kèm Bằng Tiếng Anh Khi Xin Việc Không?