Tự Tin Tìm Việc (Tập 15) – Khai Gian CV, Mẫu Email Thực Tập

Sau khi tìm hiểu về chuyện KPI và multitask trong Tự Tin Tìm Việc (Tập 14), thì một số ứng viên thấy rằng yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng khá khắt khe, nếu lỡ năng lực bản thân chưa đủ thì sao, liệu khai gian, phóng đại năng lực trong CV ứng tuyển thì có sao không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp điều đó trong Tập 15 này, đồng thời, cũng tìm hiểu về mẫu email thực tập cho sinh viên năm cuối & giải đáp thêm 2 câu hỏi phỏng vấn cũng khá hóc búa nữa!

1. Sinh viên năm cuối viết email thực tập theo mẫu nào?

Ngoài việc chuẩn bị CV và tham khảo câu hỏi phỏng vấn thường gặp, sinh viên năm cuối cũng cần viết email xin thực tập sao cho chỉn chu. Các em có thể tham khảo mẫu email thực tập sau đây:

Tiêu đề: Họ tên, vị trí ứng tuyển, công ty

Nội dung: Kính gửi phòng nhân sự công ty ABC, em là Nguyễn Văn D, sinh viên năm cuối trường E, ngành F, em viết email này để ứng tuyển thực tập bộ phận GH. Em đã đọc kỹ mô tả công việc, rất thích công việc này và bản thân cũng có nhiều điểm phù hợp với các yêu cầu tuyển dụng, chẳng hạn như nắm vững kiến thức, chăm chỉ, sáng tạo, cầu tiến, ham học hỏi,…

Em có đính kèm CV trong file đính kèm. Em hy vọng sẽ có cơ hội được thực tập tại công ty.

Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian đọc hồ sơ của em. Mong sớm nhận được phản hồi từ phía công ty.

Trân trọng.

2. Khai gian thông tin trong CV ứng tuyển có sao không?

Khi bản thân không có nhiều điểm mạnh, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu trong mô tả công việc, một số ứng viên đã quyết định khai gian, nói quá về năng lực trong CV ứng tuyển, hay cụ thể là Fake CV, làm vậy có sao không? Gian dối là điều tối kỵ khi ứng tuyển việc làm, chẳng công ty nào muốn tuyển một người thiếu trung thực, khai gian CV vào làm việc, vì lỡ sau này họ tiếp tục gian dối, gian lận trong công việc thì sao?

Số lần bạn ứng tuyển không là gì so với số lần tiếp xúc với ứng viên của nhà tuyển dụng, đó là công việc thường ngày của họ, nên đương nhiên HR sẽ có chuyên môn, có nhiều cách để phát hiện gian lận, khai gian CV. Khi phát hiện điều bất thường, có dấu hiệu gian dối, thì nhà tuyển dụng sẽ tự biết cách kiểm tra, check lại, nếu xác định có ứng viên nào khai gian trong CV hoặc khi phỏng vấn, thì HR sẽ loại ngay. Hoặc nếu bạn may mắn qua mặt được nhà tuyển dụng, thì khi vào công ty làm việc, được giao các việc quá khả năng, không hoàn thành được, thì bạn cũng sẽ bị loại trong quá trình thử việc.

3. Phỏng vấn: Theo bạn, điều gì quan trọng nhất khi đi làm?

Bên cạnh câu hỏi về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực làm việc, thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm về quan điểm làm việc của ứng viên, chẳng hạn như theo bạn, điều gì quan trọng nhất khi đi làm? Điều này đã khiến nhiều ứng viên bị lúng túng, nhất là những bạn mới ra trường xin việc, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Làm sao để bạn trả lời tốt câu này, nên khai thác các luận điểm nào?

Điều này sẽ tuỳ quan điểm mỗi người, bạn có thể trả lời rằng quan trọng nhất là mình cố gắng hoàn thành tốt những việc được giao, từ đó sẽ trau dồi, phát triển, nâng cao năng lực bản thân hơn. Bạn luôn ghi nhớ điều đó & luôn tập trung, hết mình trong công việc, bạn hiểu rằng khi làm được nhiều công việc khó hơn và phức tạp hơn, thì bạn sẽ phát triển hơn và cũng mang lại nhiều giá trị cho công ty hơn. Bạn nên kèm thêm dẫn chứng rằng ở công việc cũ bạn đã hoàn thành tốt công việc ra sao, tiến bộ thế nào, mang lại giá trị gì cho công ty, hoặc hồi đi học bạn trau dồi bản thân ra sao, học tốt thế nào?

4. Phỏng vấn: Bạn cảm thấy thế nào nếu không được nhận?

Có một số câu mà HR sẽ hỏi để thử ứng viên, xem liệu họ sẽ phản ứng ra sao, có thật sự muốn vào công ty làm việc không, chẳng hạn như “Bạn cảm thấy thế nào nếu không được nhận? Đứng trước câu hỏi này, nhiều ứng viên đã bị lúng túng, không biết nên trả lời thế nào, đâu ai nghĩ tới chuyện mình sẽ rớt, ai cũng muốn mình được nhận mà, với sợ lỡ nói ra điều gì tiêu cực thì lại mất điểm.

Bạn chỉ cần chia sẻ cảm xúc thật của mình, bạn đã tìm hiểu kỹ công việc này và rất thích nó, nếu không được nhận thì bạn sẽ buồn, thất vọng, và tự nhìn lại chính mình xem còn thiếu sót ở đâu. Bạn sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và khắc phục những điều đó, để hoàn thiện bản thân hơn và trong tương lai nếu có dịp phù hợp thì bạn vẫn muốn thử sức lại để có cơ hội làm việc tại công ty. Bạn cũng có thể hỏi feedback, lời khuyên từ nhà tuyển dụng rằng mình còn thiếu sót chỗ nào, với tinh thần cầu thị để hoàn thiện bản thân, và cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã cho bạn những lời nhận xét quý giá.

Sau khi giải đáp được vấn đề khai gian trong CV có sao không, và gợi ý trả lời các câu hỏi phỏng vấn hóc búa như điều gì quan trọng nhất khi đi làm, bạn cảm thấy thế nào nếu không được nhận, thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã có thêm hành trang để tự tin hơn khi ứng tuyển, và cố gắng thể hiện tốt bằng chính năng lực thật của mình để chinh phục nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý