Tự Tin Tìm Việc (Tập 16) – Tiêu Chí Phỏng Vấn, Hỏi Về Công Việc Cũ

Sau khi tìm hiểu về chuyện khai gian trong CV ở Tự Tin Tìm Việc (Tập 15), thì trong Tập 16 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá khi phỏng vấn chuyên môn, và giải đáp thêm 2 câu hỏi phỏng vấn hóc búa thường gặp, là em nghĩ sao về chuyện tan ca thì đi về ngay & em không hài lòng điều gì ở công việc cũ?

1. Mức lương của cấp Manager thường bao nhiêu?

Lương khởi điểm khi sinh viên mới ra trường thường khoảng 7-8 triệu, khi đi làm lâu năm, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, thì bạn sẽ được thăng tiến & mức lương cũng tăng lên gấp nhiều lần. Đi làm 2 năm lên Senior, 3-4 năm lên Leader, và nếu mọi chuyện thuận lợi thì bạn có thể thăng tiến lên Manager sau 5-6 năm làm việc. Vậy mức lương của cấp Manager thường bao nhiêu?

Lương của Manager thường bao gồm nhiều phần, chẳng hạn lương cứng, lương KPI, lương trách nhiệm, và cũng phụ thuộc vào ngành nghề, tiềm lực tài chính, quy mô công ty, nên sẽ có sự dao động. Tức là sẽ khó lòng đưa ra con số cụ thể, còn ước lượng tham khảo thì mức lương của cấp Manager thường khoảng 40-50 triệu/tháng, là một con số đáng mơ ước, đáng để chúng ta phấn đấu.

2. Các tiêu chí đánh giá khi phỏng vấn chuyên môn

Phỏng vấn chuyên môn quyết định 70% chuyện ứng viên đậu hay rớt, nên dĩ nhiên nó sẽ cực kỳ quan trọng, bạn phải chuẩn bị thật kỹ để đáp ứng các tiêu chí đánh giá, vậy đó thường là các tiêu chí nào?

  • Tiêu chí đầu tiên là kiến thức chuyên ngành, dù bạn là ai, kinh nghiệm thế nào, đi làm bao nhiêu năm rồi, bạn vẫn phải có nền tảng kiến thức vững vàng, đây là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực.

  • Tiếp theo là kinh nghiệm làm việc, người mới ra trường có thể được bỏ qua điều này, nhưng ai đã đi làm nhiều năm thì bắt buộc phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm, phải có chuyên môn nghiệp vụ tương xứng.

  • Kỹ năng mềm liên quan tới công việc sẽ giúp tăng khả năng hoàn thành tốt các việc được giao và phối hợp tốt với đồng nghiệp khi teamwork, nên tất nhiên khi phỏng vấn sẽ có đánh giá tiêu chí này.

  • Khả năng tư duy logic, sáng tạo & tác phong chuyên nghiệp cũng là các lợi thế cạnh tranh giúp bạn trở thành ứng viên nổi trội, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi đánh giá năng lực chuyên môn.

Ngoài ra, từng công việc sẽ có các yêu cầu, tiêu chí riêng khác để đánh giá năng lực của ứng viên, bạn hãy đọc kỹ phần mô tả công việc để xác định & chuẩn bị trước, để tăng khả năng đậu phỏng vấn.

3. Phỏng vấn: Em nghĩ sao về chuyện tan ca thì đi về ngay?

Có nên đi về ngay khi tan ca không, hay nán lại làm việc thêm 1 lát? Đây là vấn đề luôn nhận được nhiều quan điểm trái chiều. Khi phỏng vấn, HR có thể hỏi điều này để đánh giá quan điểm làm việc của bạn. Đứng trước câu hỏi phỏng vấn này, đa số ứng viên trả lời rằng mình sẽ nán lại làm cho xong việc, cố gắng hoàn thành các task việc trong ngày, chứ sẽ không về khi còn tồn đọng nhiều công việc. Trả lời vậy cho thấy rằng bạn là người có trách nhiệm với công việc, nhưng thật ra nó chưa phải cách trả lời tối ưu nhất, vì có thể bạn quản lý thời gian chưa tốt nên cuối giờ mới còn tồn đọng công việc.

Hãy nói rằng bạn luôn focus, tập trung làm việc, và quản lý/sắp xếp các đầu việc theo thời gian biểu & hoàn thành đúng lịch, đúng deadline, hạn chế tối đa trường hợp tan ca vẫn còn nhiều việc chưa xong. Chỉ những lúc phát sinh việc đột xuất, hoặc khối lượng công việc được giao quá nhiều, làm không kịp thì mới có trường hợp tan ca vẫn còn việc, khi đó bạn vẫn sẵn lòng nán lại làm xong rồi mới về. Bạn quản lý thời gian tốt, bình thường tan ca là bạn cũng xong việc, rồi về, chứ không làm theo kiểu dây dưa để cuối giờ còn việc rồi nán lại làm. Trừ khi nào phát sinh nhiều việc thì bạn sẽ nán lại làm.

4. Phỏng vấn: Em không hài lòng điều gì ở công việc cũ?

Khi nhà tuyển dụng hỏi về sếp cũ, đồng nghiệp cũ, công ty cũ, thì nhiều ứng viên đã bị rén, ngại không dám chia sẻ. Vì sợ lỡ mình chê bai, nói xấu công ty cũ thì sẽ bị mất điểm, bị đánh giá không tốt. Nếu công việc cũ đang thuận lợi, tốt đẹp thì cớ sao lại rời đi? Nên chắc chắn rằng có điều gì đó khiến bạn chưa hài lòng, và đây là lúc bạn chia sẻ để công ty hiểu rõ hơn về mong muốn, nguyện vọng của bạn. Chẳng hạn như công ty không trống vị trí để bạn thăng tiến, bạn có kết quả làm việc rất tốt nhưng thu nhập vẫn dậm chân tại chỗ, hoặc bạn có định hướng mới và công việc cũ không còn phù hợp nữa. Hãy chia sẻ một cách khách quan, không nên để lẫn lộn các cảm xúc tiêu cực, không nên liên tục chê bai công ty cũ, nói xấu sếp cũ, đồng nghiệp cũ, như thế thì bạn sẽ trả lời tốt câu này mà không bị trừ điểm.

Bài viết này đã giúp bạn tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm ứng tuyển, nhất là khi đã biết rõ các tiêu chí đánh giá thường gặp khi phỏng vấn thì bạn sẽ focus hơn vào chúng, giúp mình trở thành ứng viên phù hợp, tăng khả năng trúng tuyển việc làm. Hy vọng rằng những thông tin trong Tự Tin Tìm Việc (Tập 16) sẽ hữu ích với bạn!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý