Tự Tin Tìm Việc (Tập 7) – Câu Hỏi Thường Gặp, Trả Lời Về Điểm Yếu

Sau khi tìm hiểu về chuyện cầm bằng TOEIC 500 đi tìm việc trong Tự Tin Tìm Việc (Tập 6), thì trong tập 7 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, và cụ thể rằng nếu được hỏi về điểm yếu thì sinh viên mới ra trường nên trả lời thế nào cho khéo?

1. Vì sao nộp CV thực tập mà công ty không phản hồi?

Thực tập là lần đầu sinh viên gửi CV xin việc, chưa có kinh nghiệm ứng tuyển nên các em sẽ dễ bị bối rối, thấy công ty không phản hồi cũng chẳng biết vì sao, không biết nên làm thế nào… Có 3 lý do chính khiến sinh viên gửi CV xin thực tập mà không ty không phản hồi, trong đó, lý do thứ 3 có tới 80% sinh viên gặp phải, các em cần lưu ý để giúp mình tìm được chỗ thực tập nhanh hơn:

  • Thứ 1, vị trí thực tập đã tuyển đủ người trước thời hạn, nên khi sinh viên apply thì phía công ty sẽ không check CV và không phản hồi luôn, vì thế, sinh viên nên gửi CV cho nhiều nơi để tăng thêm cơ hội.
  • Thứ 2, gửi email xin thực tập sơ sài, không tiêu đề, không nội dung, thậm chí quên chưa đính kèm CV, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, không nghiêm túc nên công ty cũng không phản hồi.
  • Thứ 3, CV mắc nhiều lỗi, không có đầy đủ thông tin và không tạo được ấn tượng, nên bị loại ngay, không được công ty phản hồi mời đi phỏng vấn. Đa số sinh viên mắc phải lỗi này, làm sao để khắc phục?

Hãy đảm bảo CV có đủ các phần như thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khoá, thành tích nổi trội, thể hiện tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi, không sai lỗi chính tả, lỗi đánh máy. Email ứng tuyển cũng cần chỉn chu, có tiêu đề rõ ràng, nội dung đầy đủ, nêu rõ lý do ứng tuyển và các em đã tìm hiểu kỹ về vị trí thực tập này, tất nhiên đừng quên đính kèm CV thực tập của mình.

2. Sinh viên ra trường khó tìm việc vì hiểu lầm 3 điều này

Nhiều sinh viên sau khi ra trường, loay hoay mãi vẫn chưa tìm được việc làm dù mình cũng có apply, gửi CV, đi phỏng vấn. Hãy kiểm tra lại xem các em có đang hiểu lầm 3 điều này không?

  • Bằng đại học là tấm vé vàng: Có bằng đại học thì sẽ thuận lợi hơn trong vòng CV, nhưng khi đi phỏng vấn sẽ phụ thuộc vào năng lực mỗi người, có bằng đại học mà chưa vững kiến thức thì cũng bị trượt.
  • Đề xuất mức lương thấp thì không lo thất nghiệp: Đây là hiểu lầm cực kỳ tai hại, công ty đủ tiền để trả lương cho người đủ năng lực làm việc, dù đề xuất lương thấp nhưng năng lực kém thì vẫn bị loại.
  • Em đi làm để lấy kinh nghiệm, không quan trọng tiền lương: Khi đối diện với các câu hỏi phỏng vấn thường gặp về mức lương, sinh viên mới ra trường sẽ dễ mắc phải sai lầm khi trả lời thế này, nó thể hiện sự thiếu tự tin vào bản thân, khiến nhà tuyển dụng cũng hoài nghi rằng liệu tuyển bạn này vào để học hỏi hay để làm việc?

3. Mới ra trường xin việc, trả lời thế nào về điểm yếu?

Điểm yếu của bạn là gì là 1 trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, và đã khiến cho không ít ứng viên bị bối rối. Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm phỏng vấn sẽ dễ bị run, bị khớp khi bị nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu, các em sợ rằng lỡ trả lời không khéo thì sẽ bị trừ điểm, bị mất điểm. Đừng dại dột nói dối, thiếu trung thực khi trả lời về điểm yếu, bởi vì đó là điều mà nhà tuyển dụng cực kỳ ghét, họ muốn khai thác điểm yếu để hiểu rõ về ứng viên, chứ không phải để nghe các em lấp liếm.

Hãy chia sẻ 1 điểm yếu mà các em thật sự có, kèm theo cách mà mình đang/đã thực hiện để dần khắc phục điểm yếu đó, cho nhà tuyển dụng thấy mình có chí cầu tiến và muốn hoàn thiện bản thân. Có thể chọn những điều vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh, chẳng hạn như quá cầu toàn nên luôn đầu tư nhiều thời gian, công sức để làm việc, nhưng nó lại khiến mình làm chậm, mất nhiều thời gian hơn. Lưu ý với câu hỏi phỏng vấn thường gặp này, hãy tránh chọn điểm yếu tối kỵ trong công việc, chẳng hạn như kế toán không được nói là không cẩn thận, hay sai sót, nhân viên tư vấn không được nói là kỹ năng giao tiếp chưa tốt.

4. Phỏng vấn việc làm thường gặp những câu hỏi nào?

Với các câu hỏi phỏng vấn thường gặp trên, chắc hẳn rằng có nhiều bạn cũng thắc mắc rằng nên trả lời thế nào cho tối ưu, tạo ấn tượng tốt và thuyết phục được nhà tuyển dụng? Hãy tiếp tục theo dõi các phần tiếp theo của chuyên mục Tự Tin Tìm Việc để lần lượt tìm ra câu trả lời nhé!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Làm Sao Để Tạo Được Nhiều Giá Trị Trong Công Việc?

Chuyển Sang Làm 1 Công Việc Hoàn Toàn Mới, Nên Hay Không?

Vì Sao Thử Việc Bằng 85% Lương Chính Thức, Có Thấp Quá Không?