Văn Hoá Doanh Nghiệp Là Gì, Bao Gồm Các Yếu Tố Nào?

Khi tham khảo kinh nghiệm ứng tuyển, bạn sẽ thấy một số lời khuyên rằng bên cạnh tính chất công việc, mô tả công việc và sự phù hợp với năng lực, nguyện vọng bản thân, thì bạn nên cân nhắc xem mình có phù hợp với văn hoá doanh nghiệp không, vì đó là yếu tố quyết định xem mình có thể gắn bó lâu dài không. Đứng trước lời khuyên ấy, bạn vẫn còn nhiều lăn tăn, chưa hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp là gì, bao gồm các yếu tố nào, làm sao biết mình có phù hợp hay không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp những băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Những điều nên và không nên tâm sự với đồng nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp được ví như linh hồn của doanh nghiệp, hiểu nôm na là những giá trị cốt lõi, niềm tin, thái độ và hành vi được ban lãnh đạo đặt ra, và mọi người đồng thuận cùng hướng tới, nhằm mang lại một môi trường làm việc tốt, có văn hoá tích cực và có ý nghĩa tinh thần với toàn thể nhân viên. Xuyên suốt quá trình làm việc của mình, dù trong bất kỳ tình huống nào, thì tập thể nhân viên công ty cũng đều phải luôn ghi nhớ, tuân theo đúng văn hoá doanh nghiệp, không được có những hành vi, lời nói, thái độ chống đối, xuyên tạc, đi ngược với những nét văn hoá tốt đẹp mà công ty đã đặt ra. Sau khi tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp là gì, chúng ta sẽ cùng làm rõ xem nó bao gồm các yếu tố nào?

Văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố nào?

Tuỳ từng doanh nghiệp sẽ có những nét đặc trưng văn hoá riêng, bao gồm các yếu tố khác nhau, là những mảnh ghép để cùng tạo nên một bức tranh tổng quan cho văn hoá công ty, và chúng có thể được cập nhật, bổ sung theo thời gian, sao cho đảm bảo sự phù hợp với doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn phát triển. Còn nếu muốn xác định một số yếu tố phổ biến để tham khảo, thì thường sẽ xoay quanh những điều sau:

  • Tầm nhìn & sứ mệnh: Đây chính là định hướng hoạt động của công ty, là kim chỉ nam giúp điều hành hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng, bao hàm luôn cả những sứ mệnh cao đẹp mà ban lãnh đạo công ty muốn hướng tới, và đảm bảo doanh nghiệp sẽ luôn xoay quanh tầm nhìn và sứ mệnh này, khi hỏi một nhân viên bất kỳ trong công ty, thì bắt buộc họ phải ghi nhớ và trả lời chính xác, không được mông lung, mơ hồ;
  • Giá trị cốt lõi: Đây là những lợi ích, giá trị thật sự mà sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ mang lại cho khách hàng, cho nhân viên và cho cả xã hội, tức là doanh nghiệp sẽ vận hành, sẽ tồn tại và phát triển bền vững nhờ những giá trị hiện hữu này, chứ công ty không phải là một đơn vị kinh doanh rỗng tuếch, không có giá trị cốt lõi;
  • Tư duy của ban lãnh đạo: Để công ty có thể kinh doanh thuận lợi và phát triển bền vững, thì tất nhiên phải cần sự điều hành của ban lãnh đạo giỏi, có tư duy tốt và vững vàng kinh nghiệm thương trường;
  • Thái độ và tinh thần làm việc của nhân viên: Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng để cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp, vì thế, thái độ và tinh thần làm việc của tập thể nhân viên, từ cấp quản lý cho tới cấp thấp nhất, cũng đều góp phần quyết định, tác động nhiều tới văn hoá doanh nghiệp;
  • Quy trình làm việc, phối hợp trong công việc: Quy trình làm việc mượt mà, hợp lý sẽ giúp hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, thuận lợi, giúp các phòng ban phối hợp với nhau tốt hơn, nhân viên teamwork với nhau ăn ý hơn, và nó cũng quyết định rằng mỗi ngày bạn sẽ làm việc như thế nào, theo quy trình nào;
  • Câu chuyện truyền cảm hứng: Cảm xúc cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới tinh thần, động lực và thái độ làm việc của nhân viên, góp phần xây dựng nên sự tích cực trong văn hoá doanh nghiệp, chính vì thế, nếu doanh nghiệp có những câu chuyện truyền cảm hứng thực tế, thì sẽ giúp văn hoá doanh nghiệp có bề dày hơn, chứ không đơn thuần là những lý lẽ khô khan, sáo rỗng.

>> Môi trường làm việc chuyên nghiệp có giúp bạn tiến bộ nhiều không?

Làm sao biết mình có hợp văn hoá công ty không?

Sau khi hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp là gì, thường bao gồm các yếu tố nào, thì bạn sẽ thấy rằng đó là những tiêu chí, chuẩn mực phi vật chất, tức là không thể nhìn thấy và đánh giá bằng mắt, và người ngoài khi chưa vào công ty làm việc cũng khó lòng hình dung, cảm nhận được, vậy làm sao để biết mình có phù hợp văn hoá công ty không?

Thật ra, trong giai đoạn ứng tuyển việc làm, bạn không nên quá đặt nặng chuyện phải xác định rạch ròi xem mình có thật sự phù hợp với văn hoá công ty hay không, vì đây là điều rất khó, mà nhiều khi vào công ty làm việc một thời gian thì chúng ta mới kết luận chính xác được. Thay vào đó, bạn chỉ cần có sự tìm hiểu trước về văn hoá công ty bằng cách đọc trên website, thường sẽ có sẵn mục “về chúng tôi”, trong đó sẽ có phần tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, câu chuyện truyền cảm hứng, giới thiệu thông tin về ban lãnh đạo, và có thể cũng có luôn phần giới thiệu các nhân viên kỳ cựu trong doanh nghiệp,… từ đó, bạn có thể ngầm đánh giá một cách sơ lược, để xem mình có phù hợp và có khả năng thích nghi trong văn hoá doanh nghiệp ấy không, nếu có thì bạn apply, còn nếu thấy quá nhiều điểm khác biệt, không trùng khớp, hoặc thấy rằng công ty đó còn chưa định hình văn hoá rõ ràng, và mình không thích điều đó, thì bạn có thể sớm tìm một công ty khác để ứng tuyển. Còn chuyện có thật sự phù hợp với văn hoá công ty hay không thì thời gian sẽ trả lời, sau khi bạn vào làm việc, tiếp xúc trực tiếp với môi trường, quy trình làm việc và đồng nghiệp, thì bạn sẽ tự kết luận được.

Không hợp văn hoá công ty thì phải làm sao?

Nếu sau khi làm việc một thời gian, bạn đã có được góc nhìn và đánh giá kỹ lưỡng, bạn thật sự thấy rằng có những điều không ổn, có nhiều điểm không phù hợp, thật sự mình chẳng hợp với văn hoá công ty, thì phải làm sao bây giờ? Đầu tiên, bạn cần xác định chắc chắn xem liệu có thật sự là mình không phù hợp với văn hoá công ty không, bạn đã hiểu rõ, hiểu đúng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các yếu tố văn hoá khác của doanh nghiệp là gì chưa? Nếu đã hiểu rõ và chắc chắn rằng mình không phù hợp, thì bạn nên sớm có quyết định, rời bỏ để tìm một công việc mới, nơi có môi trường và văn hoá doanh nghiệp phù hợp với bản thân hơn, và xem như đây là một bài học kinh nghiệm sâu sắc, trước khi ứng tuyển công việc tiếp theo, thì bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hoá doanh nghiệp ở nơi đó hơn.

Bạn không nên cố gắng nán lại làm thêm một thời gian, vì khi đã thật sự không phù hợp với văn hoá công ty, thì bạn có ở lại cũng sẽ không thể chuyên tâm làm việc, không thoải mái, không phát huy hết được khả năng của mình, dẫn tới kết quả công việc không tốt, có thể xảy ra những sai sót, gây thiệt hại cho công ty, và điều này không tốt cho cả đôi bên. Cấp trên trong công ty cũng sẽ hiểu điều này khi bạn chia sẻ ra, và họ cũng sẽ đồng thuận chứ không níu kéo bạn ở lại, vì họ cũng tin rằng sự phù hợp với văn hoá doanh nghiệp là một tiêu chí quan trọng giúp nhân viên có thể thích nghi, thoải mái và hoàn thành tốt những việc được giao, tạo ra nhiều giá trị cho công ty trong tương lai, còn nếu không phù hợp thì sẽ khó lòng làm tốt công việc, có níu kéo cũng không mang lại được kết quả khả quan hơn.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng văn hoá doanh nghiệp là gì, bao gồm các yếu tố nào, làm sao để biết rằng mình có phù hợp không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Tạm biệt sếp và đồng nghiệp thế nào trước khi nghỉ việc

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý