Chán Công Việc Nhưng Ngại Tìm Việc Mới Thì Phải Làm Sao?

Gần đây, bạn có một số dấu hiệu cho thấy mình đang chán nản công việc, luôn mở miệng than vãn, không có tâm trạng làm việc và thường để xảy ra sai sót trong công việc. Kết quả làm việc tệ hơn thấy rõ, khả năng cao rằng bạn đang chán công việc hiện tại, nhưng bạn lại ngại tìm việc mới, vẫn nấn ná làm thêm chứ chưa có ý định xin nghỉ. Nhưng có vẻ càng lúc tâm trạng bạn càng tệ hơn, chán hơn, vậy chán nản công việc nhưng ngại tìm việc mới thì phải làm sao?

>> Cuối năm có nên nghỉ việc để bắt đầu lại không?

Vì sao bạn lại chán công việc mà mình đang gắn bó?

Đây là công việc mà bạn đã gắn bó suốt một thời gian, mình cũng đã quen với công việc, thành thạo các nghiệp vụ chuyên môn, nắm rõ quy trình làm việc và đang làm cũng ổn, đồng nghiệp xung quanh cũng thân quen, gắn bó từ lâu, mà bây giờ bạn lại đâm ra chán ghét công việc, không còn cảm hứng, động lực làm việc, thì chắc hẳn phải có một nguyên nhân nào rất lớn. Hãy dành thời gian chiêm nghiệm và tự trả lời xem vì sao bạn lại chán công việc mà mình đang gắn bó, nguyên nhân cụ thể do đâu, và nó đang lớn tới mức độ nào?

Nếu đó là những nguyên nhân mà bạn có thể giải quyết, khắc phục được để lấy lại tinh thần làm việc, hào hứng với công việc như trước, thì bạn nên khắc phục chúng, dẫu biết rằng để khắc phục những điều ấy cũng cần nỗ lực nhiều chứ không đơn giản, nhưng hãy nhớ rằng trước khi từ bỏ, hãy nghĩ tới lý do mình bắt đầu, điều đó sẽ củng cố thêm động lực để bạn cố gắng tìm lại niềm yêu thích với công việc. Còn nếu đó là những nguyên nhân không thể tác động, chẳng thể thay đổi, không thể ráng níu kéo vì sẽ không tốt cho cả bạn lẫn công ty, chẳng hạn như sếp quá yếu kém, nhu nhược, không biết cách lãnh đạo để tập thể đi lên, kiềm hãm năng lực của nhân viên cấp dưới, khiến bạn bị tuột mood, thì lúc này bạn cần phải giải một bài toán khác, đó là làm sao để bản thân mình thoát khỏi tâm lý chán công việc nhưng lại ngại tìm việc mới?

Tâm lý ngại tìm việc mới khi thị trường lao động kém nhiệt

Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại, các công ty, doanh nghiệp đang tìm nhiều cách để tối thiểu hoá chi phí, cân đối sao cho có thể hạn chế thua lỗi, tối ưu lợi nhuận mang về. Một trong những giải pháp phổ biến chính là cắt giảm một số vị trí không quá quan trọng, hạn chế tuyển dụng những vị trí chưa thật sự cần thiết, và đảo thải bớt những nhân viên có năng suất làm việc kém, không đáp ứng được tiêu chuẩn chung của công việc.

Chính điều này đã khiến thị trường lao động trở nên kém nhiệt hơn bao giờ hết, mặc dù vẫn có nhiều công ty đăng tin tuyển dụng, nhưng đa số đều là những công việc đòi hỏi chuyên môn, năng lực cao ở ứng viên, họ đang muốn tìm những người lao động thật sự chất lượng, để tối ưu hiệu suất công việc so với mức lương công ty chi trả. Nhưng trong thực tế, không phải người lao động nào cũng tự tin về năng lực bản thân, ai cũng mang trong mình nỗi sợ bị thất nghiệp, khó tìm được việc làm, phải chấp nhận làm tạm bợ những công việc không như mong muốn, với mức lương có khi còn thấp hơn hiện tại, nên dẫn tới tâm lý ngại nghỉ việc, ngại tìm việc mới cho dù đang rất chán công việc hiện tại.

>> Tạm biệt sếp và đồng nghiệp thế nào trước khi nghỉ việc?

Chán công việc nhưng ngại tìm việc mới thì phải làm sao?

Thị trường lao động kém nhiệt, nỗi sợ thất nghiệp và thiếu tự tin vào năng lực bản thân đã khiến không ít người mắc kẹt trong tình trạng chán công việc nhưng ngại tìm việc mới, phải làm sao đây? Lúc này, bạn cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, rằng bây giờ có nán lại công ty thêm một thời gian, chờ thị trường lao động sôi nổi trở lại thì sẽ rất khó, đó có thể là một khoảng thời gian rất dài, bạn cũng chẳng biết phải ráng bao lâu, ráng tới khi nào, và trong suốt khoảng thời gian ấy bạn sẽ cực kỳ mệt mỏi, chán nản, đi làm mà chẳng có hứng thú gì, tự bắt ép bản thân làm điều mà mình không muốn, thì như vậy giống như đang tự dày vò chính mình, lãng phí thời gian của bản thân, mà còn mang lại kết quả làm việt kém, không tốt cho cả bạn lẫn công ty.

Tiếp theo, bạn hãy giải thoát mình khỏi tâm lý ngại tìm việc mới, chủ yếu nó sẽ đến từ việc chưa tự tin vào năng lực bản thân, sợ rằng mình còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng cao của các công ty. Vậy thì hãy dành thời gian nhìn lại xem mình còn yếu ở đâu, kém ở chỗ nào, đang có những khuyến điểm gì, rồi cố gắng lần lượt khắc phục từng điều một. Hãy trau dồi bản thân để mở rộng cơ hội việc làm cho chính mình.

Trau dồi bản thân để mở rộng cơ hội việc làm

Trau dồi bản thân là điều mà ai cũng biết rằng mình cần làm, nên làm, nỗ lực trau dồi càng nhiều điều càng tốt, vì điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai, và cả hiện tại, nó có thể giúp bạn thoát khỏi tâm lý ngại tìm việc mới khi năng lực của mình vững vàng hơn. Chẳng hạn như bạn nhận thấy rằng mình còn chưa vững chuyên môn, thì trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành. Hoặc chưa tự tin giao tiếp, thì hãy rèn cách nói chuyện sao cho cởi mở, thoải mái và tự tin hơn. Bất cứ điều gì mà bạn dành thời gian và nỗ lực để trau dồi thì chắc chắn bạn sẽ làm được, sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân, trở thành một phiên bản tốt hơn, tài giỏi hơn của chính mình, giúp bạn tự tin tìm việc làm mới khi đang chán nản công việc hiện tại. Và khi bước qua môi trường làm việc mới ấy, thì bạn cũng phát huy được thế mạnh bản thân, mang về kết quả công việc tốt, mở rộng cơ hội thăng tiến lên những nấc thang nghề nghiệp cao hơn trong tương lai.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng chán công việc nhưng ngại tìm việc mới thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Chán công việc, nên nghỉ luôn hay ráng làm qua Tết?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý