Có Thể Từ Chối Task Của Sếp Với Các Lý Do Nào?

Trong một số trường hợp, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn nhận ra rằng giải pháp tốt nhất là nên từ chối task của sếp. Có nhiều lý do dẫn đến quyết định đó. Có thể là vì bạn đang quá nhiều việc hoặc nhiệm vụ được giao đó vượt quá năng lực của bạn. Các lý do đó nghe có vẻ khá hợp lý đối với bạn, nhưng liệu sếp có đồng tình với điều đó không?

>> 8 tips giúp bạn thành công và thăng tiến trong công việc

Lý do hợp lý hay trốn tránh trách nhiệm?

Có 2 trường hợp có thể xảy ra, đó là sếp nghĩ rằng lý do của bạn hợp lý hoặc sếp sẽ cho rằng bạn đang trốn tránh trách nhiệm trong công việc. Chính vì thế, trước khi quyết định từ chốt task của sếp, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn có đang phải làm nhiều công việc khiến bạn không có thời gian làm task mà sếp giao không?
  • Mức độ ưu tiên của các công việc đó có cao hơn task này không?
  • Bạn có thể gạt bớt một số công việc không quan trọng sang một bên để làm task này trước không?
  • Bạn có thể giao bớt việc cho cấp dưới không?
  • Bạn có phải là người duy nhất trong công ty đủ chuyên môn và kỹ năng để hoàn thành task đó không?
  • Nếu bạn chưa có đủ chuyên môn và kỹ năng để làm task đó, thì bạn có thể tìm hiểu và học hỏi chúng nhanh chóng không?

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, chắc hẳn là bạn đã có được quyết định phù hợp. Nếu bạn quyết định từ chối task của sếp thì hãy xem xét rằng liệu lý do mà bạn dự định đưa ra có hợp lý với sếp không?

Những lý do không nên nói với sếp

Nhiều người lầm tưởng rằng những lý do này là hợp lý để từ chối task của sếp, nhưng thật ra lại không phải:

  • Task này khó quá, em nghĩ em không làm được. Sếp thấy được bạn có khả năng làm được thì mới giao task cho bạn. Hoặc nếu task đó có vẻ khá khó, mà bạn chưa làm bao giờ, thì cũng là sếp đang đặt niềm tin vào bạn, sếp nghĩ rằng bạn có khả năng tìm tòi, học hỏi để có thể làm tốt được. Chính vì thế, bạn không nên từ chối vì lý do này.
  • Nó không nằm trong mô tả công việc của em. Bạn có thể làm được nhưng lại từ chối chỉ vì nó không có trong mô tả công việc. Điều này có thể làm sếp thất vọng về bạn.
  • Sắp tới em bận làm đám cưới/bận đi du lịch với gia đình. Bạn không nên từ chối task chỉ vì nó mất nhiều thời gian và có thể sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch riêng của bạn. Đó không phải là hành động của một người chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có một ngoại lệ chính là nếu sếp đã đồng ý cho bạn nghỉ phép để đi du lịch từ trước khi giao task thì bạn có thể từ chối nếu nó khiến bạn không thể đi du lịch nữa. Song song đó, bạn nên đề xuất rằng sau khi đi du lịch sẽ thực hiện task này hoặc đề xuất sếp có thể giao cho một nhân viên khác.

>> 10 cách giúp bạn trở thành người chuyên nghiệp trong công việc

Những lý do phù hợp để từ chối task của sếp

Nếu sếp của bạn không phải là người quá bảo thủ và áp đặt, thì bạn có thể đưa ra các lý do này khi từ chối task của sếp:

  • Sau khi lên kế hoạch thực hiện công việc, em nhận thấy công việc này sẽ tốn khá nhiều thời gian để làm chỉn chu và em e rằng sẽ không thể hoàn thành được đúng deadline.
  • Nếu nhận task này thì em sẽ phải gạt tất cả công việc hiện tại của em sang một bên thì mới hoàn thành kịp deadline được, nên em xin phép từ chối ạ.
  • Hiện tại, em chưa đủ năng lực và kỹ năng để làm tốt task này. Em sẽ cố gắng trau dồi bản thân và sẽ hoàn thành tốt các công việc tương tự trong tương lai, còn lần này em xin phép từ chối ạ.

Sau khi đưa ra các lý do này, sếp có thể sẽ giao task đó cho người khác phù hợp hơn, hoặc sếp cũng có thể dời deadline, giảm bớt các công việc khác của bạn để bạn có thể hoàn thành tốt task này. Dù là phương án nào đi nữa, chắc chắn bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều thay vì ráng nhận task rồi lại làm không kịp deadline hoặc không thể hoàn thành nó thật tốt.

>> Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc và chủ động làm việc

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý