Nhân Viên Nghĩ Mình Giỏi Hơn Sếp Và Cái Kết

Khi đi làm, bên cạnh áp lực vì khối lượng công việc thì bạn còn phải chịu áp lực không nhỏ từ cấp trên. Điều này khiến không ít nhân viên cảm thấy bực bội, khó chịu về sếp của mình. Đồng thời, mọi người cũng sẽ dễ có suy nghĩ là vì sao mình phải làm quá trời việc trong khi chẳng thấy sếp làm gì, lúc nào cũng ngồi một chỗ rồi giao việc, kêu nhân viên phải làm cái này cái kia. Chính điều này đã khiến một số nhân viên nghĩ rằng mình giỏi hơn sếp, nghĩ rằng sếp chỉ biết chỉ trỏ chứ không làm được nhiều việc như mình. Vậy suy nghĩ này đúng hay sai?

>> 4 kỹ năng mềm giúp bạn thăng tiến trong công việc

Vì sao người ta được làm sếp?

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng vì sao người ta được làm sếp chưa? Năng lực của người ta thế nào, kiến thức của người ta ra sao, kinh nghiệm làm việc của người ta ra sao? Để được chọn làm sếp là một điều không hề dễ dàng và chắc chắn những người không có năng lực sẽ không bao giờ được chọn làm sếp.

Chẳng ai tự dưng được chọn làm lãnh đạo một cách dễ dàng, ai cũng phải trải qua một khoảng thời gian cực kỳ nỗ lực và không ngừng cố gắng để có cơ hội thăng tiến. Cũng chẳng có một công ty nào dại dột chọn một người không có năng lực để làm sếp, cho dù họ có mối quan hệ rộng hay là người thân quen của giám đốc. Vậy lý do mà người ta được làm sếp chỉ có thể là vì người đó thật sự vững chuyên môn, có khả năng lãnh đạo giỏi hoặc ít ra thì họ cũng có tố chất nào đó để có thể đảm nhiệm tốt vai trò của họ ở vị trí lãnh đạo.

Sếp phải mang trên vai những trách nhiệm nào?

Trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc… không chỉ là những chức vụ. Người ở những vị trí đó mặc dù được trả lương cao nhưng tất nhiên sẽ luôn song hành với những trách nhiệm cực lớn, chức vụ càng cao thì trách nhiệm càng nhiều, áp lực càng lớn. Thông thường, nhân viên sẽ khó lòng thấy được những trách nhiệm mà sếp phải gánh trên vai, và cũng chẳng có người sếp nào đi than thở, kể lể với nhân viên về những trách nhiệm mà mình đang phải gánh vác. Chính vì thế, nhân viên thường dễ hiểu lầm rằng sếp chẳng làm gì cả, chỉ biết ngồi yên chỉ tay năm ngón. Thực tế, sếp phải mang trên vai rất nhiều trách nhiệm. Chẳng hạn như:

  • Đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều chuyên cần, nghiêm túc, chăm chỉ và hoàn thành tốt công việc được giao.
  • Kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên nâng cao kiến thức, năng lực để có thể hoàn thành tốt các công việc.
  • Chịu trách nhiệm chính nếu như bất kỳ thành viên trong team gây ra kết quả xấu trong công việc.
  • Đảm bảo kết quả làm việc của team đạt KPI mà công ty đề ra.
  • Tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới làm quen và làm tốt công việc.
  • Xử lý mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong nội bộ team…

Nói chung là trách nhiệm của sếp sẽ cực kỳ lớn, nếu không đủ tinh ý thì hầu như nhân viên sẽ không nhận ra được điều này, đặc biệt là những nhân viên mới vào làm ở công ty, chưa quen với phong cách làm việc của sếp, chưa quen với tính chất và áp lực công việc.

>> Làm thế nào khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp?

Nhân viên đừng bao giờ nghĩ mình giỏi hơn sếp

Sau khi có cái nhìn rõ nét về những trách nhiệm mà sếp phải gánh trên vai thì bạn có còn suy nghĩ rằng mình giỏi hơn sếp không? Chắc chắn đa số các bạn sẽ quay xe ngay và cảm thông cho sếp của mình hơn. Có thể rằng khối lượng công việc mà nhân viên phải đảm nhiệm là rất lớn, bạn rất vất vả làm việc, không ai phủ nhận điều đó, và bạn cũng không nên dựa vào đó để phủ nhận năng lực của sếp. Vì sếp ngoài việc phải làm các công việc chuyên môn thì còn phải biết hoạch định kế hoạch công việc, làm báo cáo công việc,…

Đồng thời, sếp còn phải là một người có kỹ năng lãnh đạo nhóm tốt, tức là biết phân chia công việc sao cho hợp lý, giúp các thành viên trong nhóm phát huy các điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của bản thân. Đồng thời, sếp còn phải luôn theo sát, nắm bắt tiến độ công việc và kịp thời hỗ trợ nếu các nhân viên cấp dưới gặp khó khăn khi thực hiện công việc. Ngoài ra, sếp cũng phải là người biết động viên nhân viên, tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm và xử lý thoả đáng những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm của nhân viên cấp dưới. Đây là điều mà đa số những ai chưa từng lãnh đạo nhóm sẽ khó lòng làm được và nếu bạn đã từng nghĩ rằng mình giỏi hơn sếp thì hãy thẳng thắn đánh giá xem mình đã có kỹ năng lãnh đạo nhóm tốt chưa?

Cái kết nào cho những nhân viên nghĩ mình giỏi hơn sếp?

Những nhân viên nghĩ rằng mình giỏi hơn sếp sẽ cực kỳ xem nhẹ năng lực của sếp, cho rằng sếp của mình quá tệ, chỉ biết nói chứ không biết làm. Ngoài mặt thì họ cứ dạ vâng, nhưng sau lưng thì luôn nói xấu sếp và tìm mọi cách để chống đối, làm giảm kết quả công việc của cả nhóm. Có thể những nhân viên này cũng có năng lực, nhưng họ không có động lực làm việc, không có trách nhiệm với công việc, thì chắc chắn kết quả công việc của họ sẽ khá tệ.

Mà những người làm việc tệ và thiếu hợp tác trong công việc thì tất nhiên sớm muộn gì cũng bị đào thải. Chẳng ai muốn giữ lại những nhân viên chống đối, cho rằng mình giỏi hơn sếp, lúc nào cũng như những cục đá buộc vào chân các thành viên trong nhóm, khiến kết quả làm việc của cả team đi xuống…. Chính vì thế, cái kết chung cho những nhân viên nghĩ mình giỏi hơn sếp và có thái độ chống đối chính là sẽ sớm bị sa thải, cho dù năng lực của họ có giỏi đến đâu.

>> Vì sao cấp trên không dám giao việc cho bạn?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý