Phỏng Vấn: Mức Lương Ở Công Ty Cũ Của Bạn Là Bao Nhiêu?

Trong buổi phỏng vấn việc làm, bạn hoàn toàn có thể gặp phải những câu hỏi hóc búa, đánh đố, ráng nghĩ mà cũng không tìm được câu trả lời tối ưu, thậm chí nhiều người còn quyết định dùng quyền “bỏ qua”, xin không trả lời câu hỏi ấy. Một trong số đó chính là câu hỏi phỏng vấn “Mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?” – Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tham khảo gợi ý trả lời cho câu này nhé!

>> Công ty không tiếc tiền trả lương, tại sao lại offer lương thấp?

Mức lương ở công ty cũ là chủ đề nhạy cảm

Nếu đã đi làm lâu năm, bạn sẽ biết rằng mức lương là thông tin bảo mật, không được nói với ai, nhất là với các đồng nghiệp cùng công ty. Dù mỗi ngày đi làm đều gặp mặt, nói với nhau đủ thứ chuyện, nhưng tuyệt nhiên chẳng ai nói với bạn về mức lương của họ, và bạn cũng thế, bạn phải giữ bí mật về mức lương của mình. Trong bảng tính lương được HR gửi mỗi tháng, cũng luôn đính kèm thêm 1 dòng nhắc nhở nhân viên phải bảo mật mức lương, vì đó là chủ đề nhạy cảm, là thông tin cần phải bảo mật, dù lương cao hay thấp thì cũng giữ cho riêng mình biết thôi.

Vậy mà sao đi phỏng vấn nhà tuyển dụng lại hỏi về chủ đề nhạy cảm này? Rõ ràng họ thừa biết rằng mức lương ở công ty cũ là điều bảo mật, ứng viên sẽ khó lòng nói thẳng hay chia sẻ chính xác được, sao khi phỏng vấn lại hỏi về điều này nhỉ? Thật ra, câu hỏi này để xác định xem kỳ vọng mức lương của bạn là bao nhiêu, vì thường chúng ta khi tìm việc sẽ muốn thu nhập của mình tăng thêm một chút so với công ty cũ, chứ chẳng ai muốn bị tuột giảm lương, nếu phải đi làm ở một công ty có lương thấp hơn kỳ vọng, thấp hơn công ty cũ, thì khả năng cao rằng sẽ dễ bị nản, đi làm được vài bữa lại xin nghỉ, mất thời gian của cả bạn lẫn công ty. Đồng thời, khi đặt câu hỏi phỏng vấn về mức lương ở công ty cũ, thì nhà tuyển dụng cũng muốn đánh giá khả năng xử lý tình huống của bạn, xem khi được hỏi về chủ đề nhạy cảm, khó nói, thì bạn sẽ xử lý thế nào, có khéo không, hay là bạn sẽ nói ra luôn mức lương ở công ty cũ, dù biết đó là thông tin cần bảo mật?

Phỏng vấn: Mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?

Khi đứng trước câu hỏi phỏng vấn mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu, một số người chọn cách không trả lời, nói thẳng với nhà tuyển dụng rằng tiền lương là thông tin bảo mật, không thể chia sẻ. Dù đúng là như thế, điều bạn nói không sai, nhưng cách trả lời này vẫn chưa tối ưu, chưa giúp nhà tuyển dụng đánh giá được những điều mà họ muốn đánh giá. Hoặc nếu bạn vô tư nói thẳng ra mức lương ở công ty cũ luôn, rồi kèm thêm một số lời chê bai rằng mức lương ở đó khá thấp, nên bạn mới chán rồi xin nghỉ, thì điều đó cũng không khéo léo, vừa thiếu tinh tế, vừa thiếu tôn trọng công ty cũ. Nói ra thì kỳ, không nói cũng khôn ổn, vậy ứng viên nên trả lời thế nào khi được hỏi rằng mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?

Đầu tiên, bạn nên chia sẻ rằng mình biết mức lương là thông tin bảo mật, không thể tiết lộ chính xác mức lương ở công ty cũ. Tuy nhiên, bạn có thể chia sẻ một khoảng lương từ bao nhiêu tới bao nhiêu, để nhà tuyển dụng tham khảo, với cách này, bạn vừa giữ bí mật về mức lương ở công ty cũ, vừa giúp nhà tuyển dụng nắm được kỳ vọng về mức lương của bạn, để họ có cơ sở đánh giá và chốt lương, deal lương trong buổi phỏng vấn. Tất nhiên, nhiệm vụ của bạn là phải chọn ra khoảng lương phù hợp, phải cân nhắc kỹ, tránh nói đại cho xong, rồi sau này lại thấy không ổn. Hãy cân đối giữa mức lương ở công ty cũ, mặt bằng chung của ngành, năng lực và kỳ vọng thực tế của bản thân, để chọn ra khoảng lương phù hợp nhất đối với mình, sao cho vẫn đảm bảo tính thực tế, không nói thách, nhưng cũng phù hợp với kỳ vọng của mình, để khi đi làm nếu được trả mức lương trong khoảng đó thì bạn hoàn toàn hài lòng, yên tâm làm việc, chứ không hề bực bội hay tiếc nuối gì.

>> Thái độ, tác phong chuyên nghiệp có giúp bạn được trả lương cao?

Có nên mặc định muốn tăng 10% – 20% so với lương cũ?

Liên quan tới chuyện deal lương, khi cân nhắc về khoảng lương để chia sẻ với nhà tuyển dụng, thì một số ứng viên có quan điểm rằng mình mặc định sẽ tăng 10% – 20% so với lương ở công ty cũ. Chẳng hạn như ở công việc gần đây nhất, lương của bạn là 12.000.000đ, thì khi phỏng vấn công ty mới, lúc deal lương bạn sẽ nhích lên 10% – 20%, nói với nhà tuyển dụng rằng mình kỳ vọng mức lương trong khoảng 13.000.000đ – 14.500.000đ. Nhưng dựa vào đâu để công ty phải trả cho bạn mức lương ấy, công ty mới và công ty cũ đâu có liên quan gì tới nhau, mà thậm chí nếu có liên quan thì họ sẽ trả lương 12.000.000đ như công ty cũ, chứ tại sao phải tăng 10% – 20% theo ý bạn?

Mấu chốt khi deal lương, khi đề xuất mức lương mong muốn, thì bạn phải cân bằng giữa năng lực bản thân và khoảng lương phổ biến trên thị trường. Nếu bạn chỉ dựa vào mức lương ở công ty cũ, rồi muốn công ty mới phải tính theo như thế, mà còn phải nhích lên một xíu, thì lý do này chưa đủ thuyết phục để bạn deal lương. Nếu muốn được tăng lương, muốn có mức lương cao hơn so với khi ở công ty cũ, thì bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng năng lực làm việc hiện tại của mình đã tiến bộ hơn nhiều, hoàn thành được những đầu việc phức tạp thế nào, mang lại giá trị cho công ty ra sao, để tương xứng với mức lương mình đề xuất. Tức là nếu muốn được tăng lương, muốn deal lương cao, thì bắt buộc bạn phải tìm cách nâng cao giá trị bản thân, học hỏi, trau dồi kiến thức, chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm làm việc,… chứ không phải mình cứ dựa vào lương ở công ty cũ rồi tự điều chỉnh tăng lên là được.

Bài viết này đã giúp bạn nắm được gợi ý trả lời cho câu hỏi phỏng vấn mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Công ty hay ứng viên là người nắm quyền chốt lương?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý