Phỏng Vấn Xin Việc Có Khó Không? Làm Sao Để Được Chọn?

Sinh viên mới ra trường khi lần đầu đi xin việc sẽ có tâm trạng rất hồi hộp, vì trước giờ mình chưa từng đi xin việc chính thức bao giờ. Các công việc làm thêm part time thời sinh viên đa số sẽ chỉ gặp mặt quản lý, rồi hỏi vài ba câu về thời gian, địa điểm làm việc, nói ra một số ưu điểm của bản thân như là chăm chỉ, chịu khó,… thì hầu như các em sẽ được nhận vào làm luôn. Chính vì thế, sinh viên mới ra trường thường sẽ tự đặt ra trong đầu nhiều câu hỏi, chẳng hạn như phỏng vấn xin việc có khó không, làm sao để được nhà tuyển dụng chọn, được nhận vào làm việc?

>> Năng lực giỏi nhưng phỏng vấn dở thì có bị trượt không?

Vì sao khi đi xin việc phải phỏng vấn?

Xin việc là cụm từ quen thuộc để chỉ quá trình ứng tuyển việc làm, từ vòng nộp hồ sơ cho tới khi có kết quả cuối cùng, xem liệu mình có được nhà tuyển dụng lựa chọn vào làm việc không. Khi đánh giá hồ sơ xin việc, xem qua CV ứng tuyển, thì nhà tuyển dụng chỉ mới nắm được một số thông tin cơ bản, được soạn sẵn một cách bài bản, hoặc thậm chí một số ứng viên có thể sẽ nhờ người khác viết CV giúp, chứ chưa chắc sẽ phản ánh chính xác kiến thức chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi người. Chính vì thế, khi đi xin việc nhất định phải có vòng phỏng vấn, là buổi gặp mặt và trao đổi trực tiếp giữa nhà tuyển dụng với ứng viên, đây là cơ hội để ứng viên giới thiệu bản thân, nêu bật những điểm mạnh và thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc, mình sẽ đóng góp được nhiều giá trị cho công ty.

Hoặc nếu ứng viên còn đang tồn tại những điểm yếu về kiến thức, kỹ năng,… thì nhà tuyển dụng cũng sẽ phát hiện ra trong buổi phỏng vấn, từ đó, họ sẽ có nhiều cơ sở để phân loại, đánh giá ứng viên và cân nhắc kỹ lưỡng xem ai mới là người phù hợp nhất với vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Vậy là khi đi phỏng vấn, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng hỏi xoáy, hỏi sâu để kiểm tra, đánh giá năng lực, soi rõ từng điểm mạnh, điểm yếu. Liệu phỏng vấn xin việc có khó không?

Phỏng vấn xin việc có khó không?

Phỏng vấn xin việc có khó không chính là băn khoăn chung của rất nhiều ứng viên, nhất là những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm đi phỏng vấn. Chính băn khoăn này sẽ khiến bạn cảm thấy run, lo lắng, áp lực, vì sợ đi phỏng vấn mà bị nhà tuyển dụng hỏi khó, sợ có những câu hỏi bất ngờ mà mình chưa chuẩn bị trước, sợ rằng khi trả lời phỏng vấn sẽ bị run, bị đứng hình, chưa nêu bật được những điểm mạnh, chưa thể hiện rõ năng lực bản thân,… Rất nhiều nỗi lo lắng sẽ lảng vảng trong đầu, khiến nhiều ứng viên cho rằng phỏng vấn xin việc là một thử thách rất khó.

Thật ra, phỏng vấn xin việc vừa khó vừa dễ, tức là nó sẽ không trôi qua quá dễ dàng, nhưng cũng không quá khó đến mức làm bạn phải áp lực. Đây chỉ là một buổi trao đổi giữa bạn và nhà tuyển dụng, một bên đặt câu hỏi, bên còn lại sẽ trả lời, bạn chỉ cần tập trung lắng nghe câu hỏi, lựa chọn câu trả lời sao cho hợp lý, chỉn chu, khéo léo lồng ghép những điểm mạnh của bản thân. Mà tất nhiên, bản thân bạn phải hoàn thiện, phải có nhiều điểm mạnh, nhiều sự phù hợp với vị trí ứng tuyển, thì mới có chuyện để nói, chứ nếu bạn chưa vững kiến thức, chưa thạo các kỹ năng mềm, thì sẽ dễ mang tâm lý lo sợ khi phải đối mặt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn xin việc. Khi bạn càng hoàn thiện bản thân, càng tự tin vào năng lực của mình, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và buổi phỏng vấn xin việc sẽ chẳng phải điều gì quá khó khăn với bạn.

>> Phỏng vấn xin việc thường hỏi những vấn đề, nội dung nào?

Làm sao để được nhà tuyển dụng chọn?

Phỏng vấn xin việc khó hay dễ thì cũng chẳng quan trọng bằng kết quả cuối cùng, tức là bạn có được nhận vào làm việc hay không? Thay vì dành thời gian để suy nghĩ, lăn tăn, lo lắng, sợ sệt khi phải đối diện với nhà tuyển dụng, thì bạn nên dùng quỹ thời gian đó để trau dồi kinh nghiệm ứng tuyển và năng lực bản thân, để tăng cơ hội được nhà tuyển dụng chọn, được nhận vào công ty làm việc. Về kinh nghiệm ứng tuyển, bạn cần tìm hiểu cách viết CV chỉn chu, gửi email ứng tuyển sao cho chuyên nghiệp, rồi tự chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, chuẩn bị tác phong lịch sự và phong thái tự tin khi đi phỏng vấn, nhằm tạo được càng nhiều thiện cảm với nhà tuyển dụng càng tốt.

Còn về phần năng lực, bạn cần phải so sánh bản thân mình với những yêu cầu của vị trí ứng tuyển, xem mình còn thiếu sót ở những điểm nào, cần trau dồi thêm ở đâu để hoàn thiện bản thân, rồi nhanh chóng lên kế hoạch để rèn luyện, trau dồi thêm những điều ấy, chẳng hạn như về kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ,… Khi bạn càng có nhiều điểm mạnh trùng khớp với hình mẫu ứng viên mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, thì bạn càng tăng cơ hội để được nhà tuyển dụng chọn, được nhận vào công ty làm việc, được trả mức lương tương xứng với năng lực.

Phỏng vấn xong bao lâu sẽ có kết quả?

Bên cạnh vấn đề phỏng vấn xin việc có khó không, thì phỏng vấn xong bao lâu sẽ có kết quả cũng là điều được đông đảo ứng viên quan tâm. Câu trả lời sẽ còn tuỳ thuộc vào quy trình tuyển dụng của từng công ty, và số lượng ứng viên đang phỏng vấn cho vị trí đó. Tuy nhiên, nếu ước lượng một con số tổng quan, thì tường sẽ có kết quả phỏng vấn trong khoảng 5-6 ngày làm việc, tất nhiên, vẫn có những công ty nhanh gọn lẹ, báo kết quả sớm hơn, nhưng cũng sẽ có một số công ty sẽ báo kết quả trễ hơn. Tốt nhất là vào cuối buổi phỏng vấn, bạn hãy chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng rằng khi nào/sau bao nhiêu ngày nữa sẽ có kết quả phỏng vấn, rồi mình chỉ cần dựa vào câu trả lời của họ, nếu qua mốc thời gian đó mà vẫn chưa thấy công ty có động tĩnh gì, thì bạn hãy chủ động liên hệ HR để hỏi thăm kết quả. Đây là điều hoàn toàn bình thường, thể hiện rằng bạn đang nghiêm túc ứng tuyển, bạn đang muốn được vào công ty làm việc.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp đươc băn khoăn rằng phỏng vấn xin việc có khó không, làm sao để được nhà tuyển dụng chọn, phỏng vấn xong bao lâu sẽ có kết quả? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Nên đặt câu hỏi gì cho công ty vào cuối buổi phỏng vấn?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Làm Sao Để Tạo Được Nhiều Giá Trị Trong Công Việc?

Chuyển Sang Làm 1 Công Việc Hoàn Toàn Mới, Nên Hay Không?

Vì Sao Thử Việc Bằng 85% Lương Chính Thức, Có Thấp Quá Không?