Home Học tậpHọc hành, thi cử Sinh Viên Phải Làm Sao Khi Bất Đồng Quan Điểm Với Giảng Viên?

Sinh Viên Phải Làm Sao Khi Bất Đồng Quan Điểm Với Giảng Viên?

by Hoàng Khôi Phạm
Sinh Viên Phải Làm Sao Khi Bất Đồng Quan Điểm Với Giảng Viên?

Khi đứng trước một sự việc hoặc một chủ đề bất kỳ, thì mỗi người thường sẽ có một quan điểm riêng, có thể chúng sẽ tương đồng với nhau, có nhiều điểm giống nhau, nhưng cũng có thể những quan điểm ấy sẽ có nhiều khác biệt, thậm chí còn đối lập hoàn toàn. Chính vì thế, giữa sinh viên và giảng viên hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp bất đồng quan điểm với nhau về các kiến thức, chủ đề liên quan đến môn học. Nếu xử lý không khéo, thì sinh viên có thể bị cho là hỗn, cãi, kiếm chuyện với giảng viên. Vậy sinh viên phải làm sao khi bất đồng quan điểm với giảng viên?

>> Học đại học có khó không, các môn học có phức tạp không?

1. Bình tĩnh khi có bất đồng quan điểm với giảng viên

Bất đồng quan điểm với giảng viên ở đại học là điều không thể tránh khỏi, khi đó, sinh viên cần phải giữ thái độ bình tĩnh và sẵng sàng cho cuộc thảo luận giữa mình và giảng viên về chủ đề ấy. Tức là đôi bên cần phải cùng nhau thảo luận, đưa ra quan điểm của mình một cách rõ ràng, chứ không nên khăng khăng rằng quan điểm của mình là đúng, mà không thèm lắng nghe ý kiến của đối phương. Ngoài ra, sinh viên cần lưu ý rằng cho dù mức độ bất đồng quan điểm cực kỳ sâu sắc, thì các em cũng cần giữ thái độ lịch sự, lễ phép, không được lớn tiếng cãi lại hoặc tranh luận một cách quá gay gắt.

2. Xin phép nêu lên quan điểm của mình với giảng viên

Sau khi đảm bảo rằng mình hoàn toàn bình tĩnh, thì các em hãy mạnh dạn xin phép giảng viên để cùng trao đổi sâu hơn về vấn đề, để được nêu lên quan điểm riêng của mình. Tức là các em đừng quá đề cao bản thân, đừng vội kết luận rằng mình đúng, giảng viên sai, vì như thế là “ăn nói xà lơ”, tự áp đặt quan điểm của mình lên người khác, và cũng có thể được cho rằng mình đang bật lại giảng viên, đang thiếu tôn trọng giảng viên, nhất là khi tình huống này xảy ra trước lớp, trước sự chứng kiến của rất nhiều bạn sinh viên khác trong giờ học. Tất nhiên, khi các em xin phép được nêu lên ý kiến, thì giảng viên sẽ đồng ý, vì giảng viên luôn khuyến khích sinh viên phát biểu, tương tác trong giờ học, chứ không muốn lớp học trở nên nhàm chán, buồn ngủ, mình giảng bài mà sinh viên ở dưới im thin thít.

>> Sinh viên có nên né tránh giảng viên khó?

3. Đưa ra nhiều dẫn chứng để thuyết phục giảng viên

Khi nêu lên quan điểm trái chiều với giảng viên, sinh viên cần khéo léo đưa ra nhiều dẫn chứng, ví dụ cụ thể để giúp giảng viên hiểu rõ quan điểm của mình và gia tăng cơ hội thuyết phục được giảng viên. Tất nhiên, những dẫn chứng ấy cần phải khách quan và có tính xác thực, tránh việc đưa ra những dẫn chứng chưa đủ sự tin cậy hoặc không liên quan, và tất nhiên, càng phải tránh việc đưa ra quan điểm mà không có bất kỳ dẫn chứng nào. Còn nếu như các em thấy rằng mình chưa có đủ dẫn chứng thuyết phục, sợ bị đánh giá rằng ăn nói vô lý, thì tốt nhất là không nên tranh luận với giảng viên, vì mình chưa đủ cơ sở để làm rõ vấn đề bất đồng quan điểm trong trường hợp này.

4. Giữ thái độ lịch sự và cầu tiến khi giảng viên phản hồi

Sau khi trình bày quan điểm của mình với giảng viên, thì tất nhiên các em cần phải lắng nghe giảng viên phản hồi lại, thì như thế mới đúng tinh thần của việc thảo luận khi có bất đồng quan điểm. Tức là sinh viên cần giữ thái độ lịch sự và cầu tiến khi giảng viên phản hồi, phải tập trung lắng nghe kỹ quan điểm của giảng viên, xem nó khác biệt với mình ở những điểm nào, những dẫn chứng mà giảng viên đưa ra có đầy đủ chưa, có thuyết phục chưa. Nếu có bất kỳ điểm nào chưa đồng tình, thì các em hãy ghi chú lại để sau khi giảng viên trao đổi xong thì mình mới tiếp tục thảo luận, tránh trường hợp ngắt lời khi giảng viên đang nói, vì như thế sẽ bất lịch sự và thiếu tôn trọng giảng viên.

>> Giảng viên tác động thế nào đến kết quả học tập của sinh viên?

5. Kết luận và thống nhất quan điểm với giảng viên

Sau khi cùng lắng nghe quan điểm và thảo luận rõ ràng với nhau, thì sinh viên và giảng viên cần đi đến kết luận và thống nhất quan điểm chung. Lúc này, việc bất đồng quan điểm với giảng viên sẽ được giải quyết, đôi bên sẽ tìm ra được quan điểm chính xác nhất, và nó là kết quả của quá trình thảo luận của cả đôi bên. Đây là “công lao” của cả hai phía, vì thế, cả đôi bên đều cần được tôn trọng, tránh trường hợp thảo luận xong lại kết luận rằng người này đúng, người kia sai, vì đó là cách hành xử thiếu tinh thế, hạn chế tinh thần đóng góp ý kiến, khiến sinh viên trở nên rụt rè, không dám nêu lên quan điểm cá nhân của mình để xây dựng bài học trong tương lai nữa.

Bài viết này đã giải đáp được băn khoăn rằng sinh viên phải làm sao khi bất đồng quan điểm với giảng viên. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

>> Vì sao sinh viên học mãi vẫn chưa giỏi, chưa vững kiến thức?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích