Đa số nhà tuyển dụng thường sẽ khá khó tính, kỹ tính khi lựa chọn ứng viên. Họ sẽ quan sát nhất cử nhất động của ứng viên để xem xét, đánh giá xem liệu đó có phải người mà họ đang tìm kiếm không, có phù hợp với công việc và văn hoá công ty không. Ấn tượng đầu tiên lại càng quan trọng hơn cả, đó là khi bạn gửi email ứng tuyển để apply công việc. Dưới đây là cách gửi email ứng tuyển sao cho đúng, tránh để nhà tuyển dụng “nổi nóng” mà bạn nên tham khảo trước.
>> Rải CV là gì? Mới ra trường có nên rải CV xin việc không?
Email ứng tuyển gồm có những phần nào?
Để gửi email ứng tuyển đúng cách, đúng ý, tránh để nhà tuyển dụng nổi nóng, thì điều đầu tiên bạn cần biết chính là email ứng tuyển gồm những phần nào? Thật ra, bản chất email ứng tuyển chính là một chiếc email, nên nó cũng có cấu trúc tương tự như khi bạn viết các email khác. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm tìm việc làm, cũng chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc viết email, thì bạn có thể tham khảo và viết email ứng tuyển dựa trên những phần chính sau:
- Tiêu đề email: Là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng trước khi họ xem nội dung bên trong;
- Nội dung email: Bao gồm các thông tin quan trọng mà bạn muốn gửi gắm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng;
- File đính kèm: Bao gồm các file, tài liệu liên quan mà bạn muốn gửi đến nhà tuyển dụng khi ứng tuyển;
- Lời chào, lời kết email: Lời cảm ơn lịch sự, thể hiện sự tôn trọng nhà tuyển dụng và nghiêm túc ứng tuyển;
- Chữ ký email: Bao gồm các thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, đảm bảo sự chuyên nghiệp khi gửi email.
Nhà tuyển dụng quan tâm nội dung gì trong email xin việc?
Để nắm rõ hơn về cách gửi email ứng tuyển, tránh mắc những lỗi sai khiến nhà tuyển dụng nổi nóng, thì bạn cũng cần nắm bắt tâm lý nhà tuyển dụng, hiểu được họ quan tâm tới những nội dung gì trong email xin việc? Tuỳ theo tiêu chí tuyển dụng của mỗi HR, và cũng tuỳ theo yêu cầu của từng công ty, từng vị trí ứng tuyển, mà nhà tuyển dụng có thể quan tâm tới những nội dung/thông tin khác nhau, nhưng thường sẽ xoay quanh các nội dung chính sau:
- Họ tên, vị trí ứng tuyển;
- Mục tiêu nghề nghiệp, khả năng gắn bó lâu dài với công ty;
- Những điểm mạnh liên quan và phù hợp với vị trí ứng tuyển (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm).
Nghe qua có vẻ đơn giản, chỉ cần email ứng tuyển của bạn thể hiện được đầy đủ những nội dung này là được, nhưng bạn cần lưu ý cách viết phải thật, tránh cách nói sáo rỗng, hoa mỹ, giả trân để lấy lòng nhà tuyển dụng. Mình có gì thì mình nói đó, nói đúng, nói chính xác những điểm mạnh mà bạn thật sự có, không bịa đặt, gian dối.
>> 5 cách giúp email xin việc của bạn trở nên nổi bật
Cách gửi email ứng tuyển việc làm sao cho đúng?
Khi bàn về cách gửi email ứng tuyển việc làm sao cho đúng, thì chúng ta sẽ chia thành 2 phần chính, đó là viết email và gửi email. Trong phần viết email, bạn cần đảm bảo rằng email ứng tuyển của mình có đầy đủ các phần chính, và đầy đủ các nội dung cần thiết mà nhà tuyển dụng quan tâm. Ở phần tiêu đề email, bạn nên ghi họ tên của mình, kèm theo vị trí ứng tuyển và tên công ty mà mình apply. Trong phần nội dung email ứng tuyển, bạn cần lưu ý viết một cách ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nắm bắt được các nội dung quan trọng (có thể tách đoạn, dùng bullet, hoặc in đậm các thông tin mà bạn muốn nêu bật), tránh cách viết quá dài dòng, lan man. Cuối email ứng tuyển thường sẽ có một lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc email ứng tuyển, hy vọng sớm nhận được phản hồi từ phí công ty.
Bên cạnh đó, email ứng tuyển là một văn bản liên quan tới công việc, nên cần đảm bảo sự trang trọng, dùng ngôn từ lịch sự, chuyên nghiệp. Còn liên quan tới cách gửi email ứng tuyển, thì có một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý, đó chính là hãy check kỹ xem mình đã đính kèm đầy đủ các file liên quan chưa, đặc biệt là CV xin việc, đừng bao giờ gửi email xong mới phát hiện rằng mình thiếu cái này, sót cái kia, rồi reply lại tùm lum để bổ sung, vì điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng “nổi nóng”, đánh giá rằng bạn thiếu chuyên nghiệp, chưa thật sự nghiêm túc khi ứng tuyển việc làm.
>> Những điều nên và không nên khi gửi email xin việc
Những lỗi sai cần tránh trong email ứng tuyển
Bên cạnh chuyện quên đính kèm CV, hoặc thiếu một số file đính kèm khác khi gửi email ứng tuyển, thì bạn cũng cần lưu ý thêm những lỗi sai cần tránh khác, đừng mắc lỗi lung tung, vừa khiến nhà tuyển dụng “nổi nóng”, vừa khiến bạn tự đánh mất cơ hội việc làm của mình. Đầu tiên, cũng là điều tối kỵ nhất trong email ứng tuyển và CV xin việc, đó chính là không được sai lỗi chính tả, nó vừa thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp, vừa khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người cẩu thả và không nghiêm túc khi ứng tuyển, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng, có thể sẽ khiến họ “nổi nóng” và trừ điểm nặng.
Tiếp theo, khi gửi email ứng tuyển, bạn cần tránh cách hành văn không đầu không đuôi, thiếu lịch sự, cộc lốc. Chẳng hạn như có một số ứng viên quên ghi tiêu đề, bỏ trống tiêu đề email, hoặc ghi cụt ngủn là “đơn xin việc”, “email ứng tuyển”, như vậy thì sao mà nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, muốn ứng tuyển vị trí nào, và khả năng cao rằng những chiếc email đó sẽ không được mở ra, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị loại ngay lập tức. Hoặc cũng có một số trường hợp nội dung email ứng tuyển cục súc, không đầu không đuôi, thể hiện rõ sự thiếu nghiêm túc và thiếu chuyên nghiệp khi apply công việc, và điều đó chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng “nổi nóng”. Ngoài ra, cũng có một lỗi sai nữa mà bạn cần lưu ý, đó chính là tránh viết email ứng tuyển quá dài dòng, đây đơn giản chỉ là một đoạn giới thiệu ngắn về bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, sự phù hợp của bạn với công việc một cách khái quát, để nhà tuyển dụng cảm thấy tò mò và nhấn vào CV xin việc để xem kỹ hơn, chi tiết hơn, nhiều thông tin hơn. Chứ nếu viết email ứng tuyển quá dài dòng, thì cũng có thể khiến bạn bị mất điểm đấy!
Bài viết này đã giúp bạn nắm được cách gửi email ứng tuyển sao cho đúng, tránh để nhà tuyển dụng “nổi nóng”. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn sớm tìm được việc làm tốt!
>> Cách ước lượng mức lương theo số năm kinh nghiệm làm việc
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.