Gặp Câu Hỏi Phỏng Vấn Khó Xử Thì Ứng Viên Phải Làm Sao?

Khi phỏng vấn việc làm, hoàn toàn có khả năng bạn sẽ gặp phải những câu hỏi khó xử, hóc búa, nhiều khi sẽ bị đơ không biết nên trả lời thế nào, hoặc trả lời đại 1 cách chung chung, không đi vào trọng tâm, thậm chí 1 số ứng viên còn đánh liều, trả lời sai sự thật và hy vọng rằng sẽ không bị nhà tuyển dụng phát hiện. Tuy nhiên, đó đều là những cách xử lý chưa tốt, vậy khi gặp câu hỏi phỏng vấn khó xử thì ứng viên phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Cách trả lời 5 câu hỏi hóc búa thường gặp khi phỏng vấn

Các câu hỏi khó xử khi ứng tuyển việc làm

Tuỳ từng công ty, vị trí ứng tuyển và cá nhân mỗi người nhận thấy sẽ có các câu hỏi phỏng vấn khó xử khác nhau, chẳng hạn như:

  • Điểm yếu/thất bại lớn nhất của bạn là gì?
  • Có bao giờ bạn thất bại nhiều lần liên tiếp chưa?
  • Có bao giờ bạn thiếu trung thực trong công việc chưa?
  • Có bao giờ bạn mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa & xử lý thế nào?
  • Có bao giờ khách hàng/đối tác/đồng nghiệp phàn nàn về bạn chưa?
  • Mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì (không có mục tiêu hoặc định khởi nghiệp)?
  • Bạn có tự tin vào khả năng leader/teamwork của mình không (thực tế là không)?
  • Kết quả làm việc của bạn ở công ty cũ có tốt không (thực tế là không)?
  • Bạn có sẵn sàng tăng ca/đi công tác không (thực tế là không)?
  • Mức lương ở các công ty cũ của bạn khoảng bao nhiêu?
  • Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
  • Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc?

Vì sao ứng viên khó xử khi gặp các câu hỏi phỏng vấn ấy?

Sau khi điểm qua các câu hỏi phỏng vấn khó xử nêu trên, thì chắc hẳn bạn cũng dễ dàng chia chúng được thành 2 nhóm. Đầu tiên là khó xử vì bản thân mình còn thiếu sót, còn những điểm chưa tốt, chưa hoàn thiện, không dám chia sẻ với nhà tuyển dụng, sợ rằng khi nói ra những khuyết điểm ấy thì sẽ bị mất điểm, bị mất cơ hội việc làm, chẳng hạn như bản thân teamwork không tốt, kết quả làm việc ở công ty cũ không tốt, và cũng không sẵn sàng tăng ca, công tác, nên khi được HR hỏi thì rất khó xử, rồi cũng lo rằng nếu mình nói dối, nói xạo thì sau này bị bại lộ ra thì sao, hoặc ngay tại buổi phỏng vấn lỡ bị HR bắt bài, phát hiện ra mình đang gian dối thì sẽ rất kỳ, càng nghĩ càng khó xử, không biết phải làm sao.

Thứ 2 là nhóm những câu hỏi nghĩ mãi không ra câu trả lời, không biết rằng nên đáp lại sao cho đúng, sợ vạ miệng hay nói ra những điều không nên thì sẽ bị đánh giá này kia, chẳng hạn như có bao giờ bạn thất bại nhiều lần liên tiếp chưa, trả lời chưa thì xong không khai thác được gì, trả lời có thì không biết mình có vạch áo cho người xem lưng không. Hoặc với câu vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ, không lẽ lại nói do mình chán công việc, lương thấp? Hoặc nếu HR hỏi mức lương ở công ty cũ trong khi điều đó là bảo mật, hoặc lương công ty cũ thấp quá, thì ứng viên cũng khó xử không biết nên trả lời thế nào. Hoặc có 1 câu tưởng chừng đơn giản nhưng cũng khó xử, đó là khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc, khó xử vì hiện tại bạn chưa xin nghỉ ở công ty cũ, nếu xin nghỉ thì cũng phải có vài tuần bàn giao, không đi làm liền được, thì phải trả lời sao bây giờ?

Gặp câu hỏi phỏng vấn khó xử thì ứng viên phải làm sao?

Có 1 lỗi cơ bản mà ứng viên thường mắc phải, chính là lộ rõ vẻ lo lắng, xịt keo, hoang mang khi gặp câu hỏi phỏng vấn khó xử, thể hiện rõ qua nét mặt, cử chỉ, sự ấp úng trong lời nói, và điều này chưa gì đã khiến bạn bị mất điểm rồi, phía HR sẽ cho rằng bạn đang ứng xử chưa tốt, đang có vẻ bối rối trước các câu hỏi thế này, nếu đây là các câu hỏi liên quan tới năng lực làm việc, thì họ sẽ hoài nghi về năng lực khi thấy bạn bắt đầu lúng túng, khó xử sau khi nghe câu hỏi. Vì thế, lưu ý đầu tiên chính là bạn phải bình tĩnh, đừng lộ ra vẻ lo lắng, mà để chắc ăn hơn thì đương nhiên bạn cần tìm hiểu & có sự chuẩn bị trước, để lỡ khi được hỏi các câu khó xử này thì mình vẫn tự tin trả lời trơn tru. Dưới đây là cách trả lời 1 số câu hỏi phỏng vấn khó xử mà bạn có thể tham khảo:

Hãy lưu ý rằng dù gặp câu hỏi phỏng vấn khó xử, thì bạn vẫn cần phải trung thực, có gì nói đó, không được gian dối, vì HR hoàn toàn có cách để phát hiện ra và sẽ loại ngay những ứng viên thiếu trung thực. Để tránh việc bị khó xử, sợ phải show ra điểm yếu, thì bạn hãy tự nhìn lại bản thân xem mình còn đang yếu ở đâu, thiếu sót chỗ nào so với mô tả công việc, rồi nhanh chóng trau dồi, hoàn thiện những điều đó, chí ít cũng phải ở mức khá, chứ đừng để điểm yếu cứ mãi là điểm yếu, lỡ khi phỏng vấn bị hỏi tới thì lại khó xử.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng gặp câu hỏi phỏng vấn khó xử thì ứng viên phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý